Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các cơ quan liên quan triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, quản lý xuất nhập khẩu và thắt chặt quản lý thị trường đối với các sản phẩm đường. Bộ trưởng yêu cầu Cục Phòng vệ Thương mại tích cực giám sát thị trường nội địa và đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phảm đường nhập khẩu theo các cam kết quốc tế.
Đồng thời, cơ quan này sẽ thiết lập một hệ thống dữ liệu đồng bộ và chính xác về sản xuất, xuất nhập khẩu đường dựa trên thông tin từ các cơ quan liên quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị cho các hồ sơ phòng vệ thương mại. Cục Xuất nhập khẩu được yêu cầu hoàn thành các dự thảo về các biện pháp quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm đường trong năm 2020.
Trong khi đó, Cục Quản lý Thị trường trong năm 2020 phải đệ trình chính phủ nghị định thay thế Nghị định 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và Nghị định 124/2015/ND-CP về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/ND-CP. Cục phải thắt chặt các hoạt động quản lý và thanh tra nhằm ngăn ngừa và xử lý nghiêm buôn lậu và gian lận thương mại đối với các sản phẩm đường và chất tạo ngọt.
Các giải pháp của Bộ Công thương được kỳ vọng sẽ bảo vệ sản xuất đường nội địa, tạo ra môi trường kinh doanh công bằng và mang lại các điều kiện thuận lợi hơn để cải thiện khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất đường trong nước.
Trong niên vụ mía đường 2019-20 kết thúc vào tháng 5 vừa qua, sản lượng mía đường Việt Nam dạt 7,3 triệu tấn và sản lượng đường đạt hoảng 769.000 tấn.
Theo VNS
Bình luận