Tăng mạnh lợi thế sản xuất và tận dụng tốt các cơ hội thị trường, ngành nội thất Việt Nam đang có những bước tiến vững chắc bất chấp COVID-19 và cải thiện vị thế trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Mỹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia ngành cho rằng để giành được thị phần lớn trên thị trường này và duy trì vị thế, ngành nội thất cần áp dụng các biện pháp hiệu quả hơn để các sản phẩm Made-in-Vietnam đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu nội thất gỗ lớn nhất sang thị trường Mỹ, theo website Furniture Now của Mỹ đưa tin.
Bất chấp các gián đoạn thương mại, trong năm 2020, xuất khẩu nội thất gỗ của Việt Nam sang Mỹ đạt hơn 7,4 tỷ USD, tăng 31% so với năm 2019. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu nội thất gỗ của Trung Quốc sang thị trường này đạt 7,33 tỷ USD, giảm 25%. Trong khi chênh lệch tương đối nhỏ, vị thế của Việt Nam trên thị trường thế giới cho thấy mức độ phát triển của ngành nội thất gỗ Việt Nam trong những năm qua. Một sự chuyển dịch rất mạnh đã diễn ra trong 2,5 năm vừa qua, kể từ sau khi chính phủ Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với phần lớn tất cả danh mục nội thất xuất khẩu từ Trung Quốc, khuyến khích nhiều nhà sản xuất dịch chuyển ra khỏi nước này.
Trong một hội thảo trực tuyến gần đây với các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà phân phối Mỹ cho biết kể từ khi chính phủ Mỹ áp thuế lên nội thất Trung Quốc, họ đã liên tục tìm kiếm các nhà cung cấp mới và Việt Nam là lựa chọn hàng đầu. Phần lớn nội thất cho phòng ngủ, nhà bếp và văn phòng đều đến từ Việt Nam. Doanh thu các sản phẩm gỗ Việt Nam đạt tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và Mỹ nhập khẩu ngày càng nhiều nội thất từ Việt Nam.
Theo ông Trần Lam Sơn, giám đốc marketing và quản lý chất lượng tại công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – XNK Thiên Minh, trong những năm vừa qua, những khách hàng quốc tế thường kéo tới Trung Quốc vào tháng 3 và 4 để khảo sát các sản phẩm gỗ và đặt hàng. Trong khi đó, Việt Nam chỉ là lựa chọn thứ 2. Năm 2021, nội thất gỗ Việt Nam được ưa chuộng hơn, cho biết thêm rằng Việt Nam có cơ hôi lớn trên thị trường Mỹ, nơi thị trường nhà ở đang trên đà tăng trưởng. Trở thành nhà cung cấp nội thất hàng đầu cho thị trường Mỹ là cơ hội rất lớn cho Việt Nam để xúc tiến sản xuất các sản phẩm gỗ, nhưng các nhà sản xuât phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đến phát triển bền vững và đảm bảo gỗ có nguồn gốc hợp pháp.
Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ Đồng Nai Lê Xuân Quân cho biết các hiệp hội tại Việt Nam cần có hành động quyết liệt để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong nước về tầm quan trọng của tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, chính phủ cần đề ra những cơ chế kiểm soát nguyên liệu đầu vào, đầu tư không chính thống và xác định các hoạt động trốn thuế, cho rằng điều quan trọng đối với ngành gỗ Việt Nam là tập trung mạnh vào phát triển thị trường và giữ vững vị thế hiện tại. Ông chỉ ra một số doanh nghiệp đối mặt với các phán quyết phá giá từ Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời bị cáo buộc sử dụng nguồn gỗ phi pháp. Đã có thời thời điểm hàng xuất khẩu do Trung Quốc sản xuất giả mạo là hàng Việt Nam sản xuất, đe dọa sản xuất trong nước và xuất khẩu hợp pháp, ông nhấn mạnh.
Julie Hundersmarck, chuyên gia dự án tại US Forest Service, cho biết thị trường Mỹ đang mở cửa rộng hơn cho các nhà xuất khẩu nội thất Việt Nam, và các nhà chức trách tại Mỹ đang sử dụng nhiều công cụ khác nhau để đảm bảo các nhà xuất khẩu tuân thủ các quy định gỗ hợp pháp. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần ngăn ngừa giả mạo xuất xứ, do Mỹ là thị trường lớn và khắt khe về gian lận thương mại và trốn thuế.
Theo VNS
Bình luận