0

Năm 2020, doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng tại Trung Quốc giảm 4% xuống còn 6.040 tỷ USD do đại dịch COVID-19 gây ra tình trạng bất ổn. Trong 4 tháng đầu năm 2021, xu hướng này đảo ngược khi doanh thu bán lẻ tăng tới 29,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong năm 2020, xấp xỉ 30% doanh thu bán lẻ tại Trung Quốc, tăng 11% so với năm 2019. Đại dịch COVID-19 có tác động sâu sắc trong bối cảnh bán lẻ của Trung Quốc do các công ty thương mại điện tử đang ngày càng vững chân trước các nhà bán lẻ truyền thống. Các nền tảng thương mại điện tử đã tận dụng dữ liệu khách hàng, dịch vụ hậu cần tiên tiến và giao hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bị hạn chế đi lại và di chuyển hoặc e ngại về việc đến các khu vực mua sắm công cộng. Các nhà bán lẻ thực phẩm và tạp hóa tìm cách rút ngắn các chuỗi cung ứng thông qua củng cố năng lực thu mua trực tiếp từ các trang trại và các nhà chế biến thực phẩm địa phương.

Doanh thu thực phẩm và tạp hóa trên các nền tảng trực tuyến và các cửa hàng truyền thống có dịch vụ giao hàng tại nhà, tăng nhanh trong năm 2020. Một số cửa hàng tạp hóa Hema Fresh tại Bắc Kinh và Xi’an báo cáo nhận nhiều đơn hàng trực tuyến vào đầu năm 2020 đến nỗi tồn kho hàng thực phẩm cả ngày đã bán hết trong vòng 30 phút. Các đơn hàng trực tuyến cho Sam’s Club báo cáo tăng 30% vào đầu năm 2020 khi Trung Quốc ban hành nhiều lệnh yêu cầu người dân ở trong nhà. Các đại siêu thị truyền thống mất thị phần vào tay các nền tảng thương mại trực tuyến và các nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh. Do nỗi sợ COVID-19, các nền tảng thương mại điện tử giành được thị phần lớn trong cộng đồng dân cư lớn tuổi, những người trước đây khá do dự khi mua sắm trực tuyến. Ví dụ, số đơn hàng trực tuyến của Hema Fresh cho những người từ 60 tuổi trở lên đã tăng 10% trong năm 2020.

Năm 2020, người tiêu dùng giảm mua các sản phẩm cao cấp do thu nhập khả dụng hộ gia đình giảm. Các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu thường dễ dàng tìm thấy ở các cửa hàng tạp hóa cao cấp và các cửa hàng đặc sản tại các thành phố cấp 1 như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. Trong những năm gần đây, các nền tảng thương mại điện tử vận hành các cửa hàng truyền thống tại các thành phố cấp 2 và cấp 3 tăng mạnh dự trữ các sản phẩm nhập khẩu tại các thị trường nhỏ hơn này để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đối với các sản phẩm mới lạ này. Tuy nhiên, năm 2020, người tiêu dùng thu nhập trun gbình tại các thành phố cấp 2 và cấp 3 lại chuyển từ các sản phẩm nhập khẩu cao cấp sang các lựa chọn nội địa kinh tế hơn nhưng có chất lượng khá cao như sữa công thức cho trẻ sơ sinh, trái cây tươi và đồ uống. Để bắt kịp xu hướng này, một số nhà bán lẻ và các nhà phân phối bắt đầu cung cấp các sản phẩm nhập khẩu đóng gói nhỏ hơn để thu hút người tiêu dùng bằng mức giá trị đơn hàng nhỏ hơn, trong các bao bì cỡ tiêu dùng gia đình và sẵn sàng giao ngay.

Các chính quyền địa phương đã phát nhiều phiếu ưu đãi mua sắm trong năm 2020 để thúc đẩy tiêu dùng. Người tiêu dùng sử dụng các phiếu mua sắm này cho các nền tảng bán lẻ trực tuyến, các cửa hàng bán hàng trực tiếp, các nhà hàng địa phương và các nền tảng dịch vụ tiêu dùng trực tuyến khác như đi lại, du lịch. Các hoạt động xúc tiến mua sắm giúp ngành bán lẻ bật tăng trở lại thông qua hàng loạt các sự kiện trực tuyến và trực tiếp được đón nhận tốt, đặc biệt là trong các kỳ nghỉ lễ quốc gia và các ngày lễ mua sắm đặc biệt khác, như “Lễ Độc thân” (11/11) và “12 kép” (12/12), khi các nhà bán lẻ thường kích cầu mua sắm. Nền tảng thương mại trực tuyến JD.com báo cáo giá trị giao dịch đạt 40,9 tỷ USD trong ngày Lễ Độc thân năm 2020, tăng 32% so với năm 2019. Doanh thu rượu vang cao cấp nhập khẩu tăng 6 lần trong dịp lễ này.

Các xu hướng bán lẻ thực phẩm và tạp hóa

  1. Số hóa bán lẻ: Đại dịch đẩy nhanh tốc độ số tại Trung Quốc. Số hóa bán lẻ là quá trình sử dụng công nghệ ở tất cả các khía cạnh vận hành, bao gồm trải nghiệm người tiêu dùng, vận chuyển, logistis, và các chuỗi cung ứng, cùng với dữ liệu khách hàng. Các khảo sát ngành bán lẻ cho thấy 63% các công ty bán lẻ báo cáo quá trình chuyển đổi số của họ được đẩy nhanh nhờ COVID-19 khi người tiêu dùng ở mọi mức thu nhập chuyển sang mua sắm trực tuyến. Trong nửa đầu năm 2020, số người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến tăng ổn định. Doanh số trực tuyến của hàng hóa tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa giảm 11,4%.
  2. Phát trực tuyến bán hàng: Năm 2020, doanh số kênh bán lẻ phát trực tuyến ước đạt 160 tỷ USD, trở thành kênh mua sắm trực tuyến lớn thứ 2 sau kênh thương mại điện tử chuẩn. Doanh thu bán hàng phát trực tiếp hiện chiếm khoảng 10% tổng doanh thu bán hàng trực tuyến và thu hút khoảng 388 triệu người dùng. 65% người tiêu dùng kênh phát trực tuyến mua trái cây, các sản phẩm tươi và gia vị, trong khi 52% mua đồ ăn vặt và nước giải khát. Trung Quốc ghi nhận hơn 10 triệu hoạt động marketing phát trực tuyến trong nửa đầu năm 2020, thu hút hơn 50 tỷ lượt xem, do người tiêu dùng tìm cách giải trí và các lựa chọn an toàn hơn so với tới cửa hàng mua sắm trong đại dịch,
  3. Mua theo nhóm: Được khuyến khích bởi diễn biến đại dịch, mua them nhóm tăng hơn 100% trong năm 2020 với doanh số đạt 10 tỷ USD. Mua theo nhóm cộng đồng liên quan đến việc một công ty thương mại điện tử thu hút các nhà lãnh đạo cộng đồng, những người nhận đơn đặt hàng từ bạn bè, gia đình và hàng xóm. Các sản phẩm được đưa tới một khu trung tâm và nhà lãnh đạo trên sẽ điều phối phân phối đơn hàng đổi lấy phí chiết khấu. Các công ty có thể chào bán với mức giá thấp hơn đối với đơn hàng lớn và giảm chi phí vận chuyển. Hiện những sản phẩm được bán nhiều nhất qua kênh này là hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, như rau quả tươi, các sản phẩm sữa và các sản phẩm làm đẹp. Trái cây tươi là sản phẩm phổ biến nhất và chiếm tới 48,9% giá trị mua hàng. Các chuyên gia cho rằng kênh bán hàng ngày sẽ tăng lưu lượng hàng hóa, bao gồm nhập khẩu, trong thời gian tới. Các nhà kinh doanh thương mại điện tử lớn đã đầu tư mạnh vào kênh bán hàng mới này xét tới tốc độ tăng trưởng nhanh và mức độ thâm nhập sâu vào khu vực nông thôn và các thành phố cấp thấp hơn.
  4. Nhãn hiệu riêng: Một hệ quả của COVID-19 là các nhà bán lẻ nhận ra rằng sự ổn định về nguồn cung của các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu nhập khẩu, có thể dễ dàng chịu tác động bởi các yếu tố ngoài tầm kiểm soát. Gián đoạn vận chuyển toàn cầu và các quy định mới mà chính phủ ban hành liên quan đến thực phẩm nhập khẩu để kiểm soát dịch bệnh dẫn tới tồn kho cạn kiệt tại các nhà bán lẻ lớn của Trung Quốc. Do đó, các nhà bán lẻ phải tăng cường các mặt hàng mang nhãn hiệu của riêng họ, đặc biệt là các loại đồ uống, hạt, trái cây sấy khô và các sản phẩm sữa. Năm 2020, thị trường nhãn hiệu riêng ước tăng 23%.
  5. Thịt và các sản phẩm protein nguồn gốc động vật: Người tiêu dùng Trung Quốc đang bắt đầu thử nghiệm các loại đồ uống, sữa chua và thịt nguồn gốc thực vật. Các sản phẩm này thường xuất hiện ở các cửa hàng tạp hóa cao cấp và trực tuyến.

Theo USDA

Admin

Các nhà sản xuất nông nghiệp Hoa Kỳ chuẩn bị cho đòn giáng vào xuất khẩu sang Trung Quốc dưới thời chính quyền Trump

Bài trước

Sản lượng nông nghiệp của Philippines giảm trong quý 3, có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc