Gỗ

Các nhà sản xuất gỗ cảnh báo tương lai bất ổn trong năm 2023

0

Trong khi Mỹ đang tiến gần đến lập trường về gỗ nhập khẩu sẽ tác động lớn tới Việt Nam, các nhà sản xuất nội địa đang được kêu gọi hiện đại hóa để tồn tại.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ công bố phán quyết cuối cùng về điều tra vi phạm các chính sách thương mại đối với ván ép sử dụng các nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam vào ngày 1/12. Đây là lần thứ 4 thay đổi thời hạn thông báo phán quyết cuối cùng của cuộc điều tra, diễn ra giữa bối cảnh ngành ngỗ đối mặt những rủi ro lớn về giá nguyên liệu thô cao, đặc biệt là trong giai đoạn xuất khẩu sang các thị trường lớn nhất của Việt Nam.

Bộ Công thương trong báo cáo công bố tuần trước đã khuyến nghị các doanh nghiệp thận trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2023. Tác động của suy thoái kinh tế và lạm phát cao tại nhiều thị trường nhập khẩu lớn, như Mỹ, EU và Nhật Bản, tác động trực tiếp lên sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, Bộ lo ngại suy giảm kéo dài và tác động mạnh lên cả năm 2023, phát đi tín hiệu một năm kinh doanh khó khăn cho nhiều ngành sản xuất, bao gồm gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

2 tuần trước, mội hội thảo nhằm giảm nhẹ rủi ro và thúc đẩy phát triển bền vững ngành gỗ nội địa tại tỉnh Đồng Nai – một trong những tỉnh chế biến gỗ lớn nhất tại Việt Nam – được tổ chức sau khi các phái đoàn từ Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban châu Âu tới Việt Nam để rà soát việc triển khai các cam kết về gỗ hợp pháp. SỬ dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng thay thế cho nguyên liệu thô từ các cánh rằng tự nhiên trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều tác nhân trong ngành.

Thị trường nội địa – một thành phần không thể tách rời của ngành gỗ - đang trực tiếp tác động lên hoạt động xuất khẩu. Trong 10 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nội thất sang Mỹ đạt 6,5 tỷ USD, chiếm gần 88% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị xuất khẩu nội thất gỗ sang eU trong 10 tháng đầu năm 2022 cũng chỉ đạt 784 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2021, theo Bộ Công thương.

Trong khi đó, trên thị trường nội địa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh không ổn định, gây áp lực lên sản xuất của các làng nghề thủ công. Ông Lê Phi Chiến, đại diện của làng thủ công Liên Hà tại Hà Nội, cho biết đất đai đang ngày càng trở nên đắt đỏ do tỷ lệ đầu tư nhà máy tăng. “Trong khi đó, lãi suất vay ngân hàng cũng tăng, tất cả khiến nhiều gia đình lo ngại. Trước đây chúng tôi chỉ cần bán buôn, ngay chúng tôi phải đi vào cả bán lẻ để duy trì hoạt động”, ông Chiến cho hay.

Để đối phó với tình hình, các doanh nghiệp gỗ do CTCP Tavico quản lý đã kết nối với một số làng nghề thủ công ngành gỗ phía bắc với mục tiêu chuyển đổi nguyên liệu đầu vào và thay đổi thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, đặc biệt là các loại gỗ quý. Hiện đai và truyền thống là hai xu hướng đang chi phối các làng nghề thủ công gỗ. Bà Đặng Thị Én, đại diện làng nghề gỗ Vạn Điểm tại Hà Nội, đánh giá: “Sự chia rẽ này có thể khiến mọi nỗ lực liên kết trở nên thất bại Các hộ có hệ thống sản xuất hiện đại nhất trong làng nghề là những hộ không quan tâm tới hiệp hội. Họ muốn giữ tâm lý ổn định và bảo toàn tài sản”. Bà Én cho hay trước đây, khi bà phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua làm việc với các kiến trúc sư và các đơn vị thiết kế nội thất, bà đã liên tục bị gia đình phản đối – những người cho rằng đó là điều không cần thiết. “Làng nghề Vạn Điểm gần như không thay đổi, vẫn sử dụng các thiết kế từ hàng chục năm trước”, bà Én nhận xét.

Ông Võ Quang Hà, tổng giám đốc Tavico, đã đưa ra một số đè xuất sau hội thảo tổ chức hồi đầu tháng 11, triển lãm các sản phẩm làng nghề tại một hội chợ bán buôn. “Chuỗi liên kết từ nguyên liệu thô, chế biến tới thành phần không chỉ liên quan đến một số liên kết mà cần nhiều liên kết trong tài chính, công nghệ và logistics. Phần quan trọng nhất là phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ bền vững”.

Dữ liệu từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho thấy số đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành gỗ đang giảm mạnh, đặc biệt là sang các thị trường Mỹ và EU. Hiện 80% doanh nghiệp báo giảm doanh thu so với năm 2021. Giảm số đơn hàng trung bình tại các thị trường mỹ, EU và Anh dự báo lên tới hơn 40%.

Theo VIR

Admin

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài trước

Ngành gỗ phục hồi nhờ đơn hàng quay trở lại

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ