0

Thông báo về việc Mỹ quyết định không có bất cứ hành động thương mại nào đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam sau 12 tháng điều tra đang giúp mở đường cho tăng giao thương giữa hai nước. Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai thông báo ngày 1/10 cho biết thỏa thuận giữa hai bên đã đạt được khi Việt Nam đang nỗ lực giải quyết những quan ngại của phía Mỹ liên quan đến cuộc điều tra dựa trên Mục 301 về gỗ, cùng các vấn đề môi trường liên quan.

Thỏa thuận này nghĩa là đảm bảo các cam kết của Việt Nam về “loại bỏ gỗ khai thác hoặc thương mại bất hợp pháp trong chuỗi cung ứng và bảo vệ các nguồn lực môi trường, tự nhiên”, theo thông báo từ Văn phòng Thương mại Mỹ (USTR). “Đại sứ Thương mại Tai cho rằng thỏa thuận này sẽ mang đến giải pháp hài lòng cho đối tượng trong cuộc điều tra và sẽ không có hành động thương mại nào đưa ra trong thời điểm này”, theo USTR nhấn mạnh. Thỏa thuận cả hai nước vừa ký đã chấm dứt lo ngại của những nhà xuất khẩu nội thất việt Nam và công nhận mối quan hệ đối tác giữa các nhà sản xuất Việt Nam với khách hàng tại Mỹ.

Việt Nam đã được yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến gỗ có nguồn gốc hoặc giao dịch phi pháp, bao gồm cải thiện khung pháp lý, loại bỏ gỗ bị tịch thu, xác nhận tính hợp pháp của gỗ khai thác nội địa, và làm việc với các nước rủi ro cao để cải thiện quy trình kiểm tra biên giới và hợp tác thực phi luật pháp. “Tôi đề xuất Việt Nam cam kết giải quyết những lo ngại của chúng tôi”, bà Tai nhấn mạnh. “Với thỏa thuận này, Việt Nam sẽ cung cấp một hình mẫu, cả cho khu vực Indo-Thái Bình Dương và toàn cầu, để thực thi toàn diện luật chống bất hợp pháp”. Tổng thống Joe Biden đang hỗ trợ Việt Nam thông qua dần dỡ bỏ các cuộc điều tra của chính quyền tiền nhiệm liên quan đến các cáo buộc vi phạm các quy định thương mại.

Tháng 10/2020, USTR triển khai một cuộc điều tra theo Mục 301 của Luật thương mại Mỹ 1974 để điều tra việc sử dụng gỗ khai thác hoặc thương mại trái phép. Thỏa thuận trên – cùng với thỏa thuận giữa Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào tháng 7 để giải quyết các cáo buộc về lũng đoạn đồng tiền – đảm bảo cácnh cửa cho xuất khẩu sang Mỹ mở trở lại.

Ngành chế biến gỗ của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ do thị trường này là thị trường lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất. Bất chấp tác động của đại dịch, xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 6,4 tỷ USD, tăng 58,8% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm liên quan sang thị trường mỹ đạt 7,4 tỷ USD, chiếm 57% tổng giá trị xuất khẩu trong ngành. “Việc ký kết thỏa thuận này đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn củng cố chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu chặt chẽ hơn, bao gồm thị trường trong nước, cho tới nay vẫn khá lỏng lẻo”, theo ông Tô Xuân Phúc từ tổ chức phi lợi nhuận Forest Trend. Mặc dù USTR không áp dụng bất cứ lệnh trừng phạt nào lên các mặt hàng gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ, chính phủ Việt Nam phải cam kết một số điều kiện mới, một số trong đó tương đối khắt khe, ông Phúc cho hay.

Ông Trần Lê Huy, tổng thư ký Hiệp hội gỗ Bình Định, cho biết: “Việt Nam đang nỗ lực cải thiện khung thể chế, kiểm tra và giám sát nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào chặt chẽ hơn để đảm bảo một hệ thống sản xuất minh bạch”. Hệ thống pháp lý cho ngành này tại Việt Nam gói gọn trong Nghị định 102/2020-ND-CP, quy định hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp cũng như một số cam kết khác mà các nhà sản xuất Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt. Ông Huy, người đã theo dõi sự phát triển chính sách liên quan đến rừng trong hơn 2 thập kỷ qua, cho biết: “Tôi chưa bao giờ chứng kiến một số lượng cuộc điều tra liên quan đến ngành gỗ lớn như vậy. Do đó, chúng ta cần phải giảm rủi ro trong nhập khẩu nguyên liệu gỗ và cần phải thực hiện điều đó thông qua cả điều chỉnh chính sách lẫn hành động thực tế.

Trung bình, hàng năm Việt Nam nhập khẩu 2 – 2,5 triệu m3 gỗ từ châu Phi, Nam Mỹ, Lào, Campuchia và Papua New Guinea, chiếm tổng cộng 40 – 50% tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ.

Theo VNS

Admin

Mỹ mở rộng kết luận điều tra trốn thuế tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

Bài trước

DOC công bố kết luận điều tra chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ