0

Nhu cầu thị trường xuất khẩu yếu và cước vận chuyển ổn định giúp nhập khẩu một số nguyên liệu gỗ vào Việt Nam trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, gỗ nhập khẩu có chứng nhận FSC từ thị trường EU đang ngày càng trở nên đắt đỏ đối với các nhà sản xuất Việt Nam, buộc họ phải tìm các nguồn gỗ trong nước, có chứng nhận.

Ông Võ Quang Hà, tổng giám đốc CTCP Tavico, cho hay các nhà cung cấp nguyên liệu thô đang đứng giữa hai lựa chọn. “Trước đó nguyên liệu gỗ nhập khẩu không thể bán do nhiều nhà sản xuất thiếu đơn hàng hoặc – nếu các doanh nghiệp không nhập khẩu nguyên liệu thô – thì sẽ thiếu nguyên liệu sản xuất khi lạm phát được kiểm soát và sức mua phục hồi. Do đó, hiện là thời kỳ rất rủi ro”. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang ngày càng chú ý tới nguồn nguyên liệu do nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam yêu cầu các tiêu chuẩn như vậy. “Năm 2021, chúng tôi đã ký hợp đồng với công ty TNHH Lâm sản La Ngà cung cấp khoảng 7.000m3 gỗ và sẽ tiếp tục duy trì mức này trong năm 2022”, ông Hà cho hay. Công ty đang tập trung cung cấp ván gỗ FSC cho một số khách hàng lớn, bao gồm IKEA. Để hoàn thành các đơn hàng này, Tavico phải nhập khẩu khoảng 200.000m3 gỗ tròn hàng năm.

Chính phủ Việt Nam cam kết phát triển gỗ rừng trồng để giảm phụ thuộc vào nguồn gỗ nhập khẩu. “Tuy nhiên, những người trong ngành đều biết rằng gỗ rừng trồng chỉ phù hợp cho một số dây chuyền sản phẩm nhất định”, ông Hà cho hay. “Hiện không có dữ liệu về xuất khẩu sử dụng nguyên liệu gỗ nhập khẩu nhưng thực tế, tỷ trọng gỗ nhập khẩu chiếm khá lớn, trong khi gỗ rừng trồng không đáng kể”. Các nhà sản xuất tin rằng rủi ro nguyên liệu gỗ được chứng nhận FSC có thể làm giảm doanh thu của ngành chế biến gỗ khi các nhà sản xuất bước vào quý cuối năm. Giá nguyên liệu thô năm 2022 tăng mạnh. Ví dụ, giá gỗ cho sản xuất dăm gỗ và pellet gỗ năm 2021 ở mức 40 USD/m3 nhưng hiện đã tăng lên mức 70 – 80 USD/m3. Những bên ủng hộ phát triển gỗ hơp pháp lo ngại rằng các nhà sản xuất sẽ bớt đầu tư vào các vùng nguyên liệu gỗ được chứng nhận FSC nếu lợi nhuận tiếp tục giảm do khó khăn về đầu ra. Đồng thời, các khách hàng nước ngoài sẽ dễ đặt hàng từ Việt Nam hơn.

CTCP Woodsland tại tỉnh miền bắc Tuyên Quang đã có kế hoạch đầu tư vào nguyên liệu gỗ chứng nhận FSC vào năm 2015 để cung cấp cho IKEA từ năm 2017. Vào thời điểm đó, nguồn cung gỗ chứng nhận tại Việt Nam rất hạn chế và FSC là một hệ thông mới với rất ít doanh nghiệp và người trồng rừng tham gia. Ngành gỗ Việt Nam kỳ vọng hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm nghiệp (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và EU, đã chính thức có hiệu lực từ năm 2019. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 102/2020/ND-CP về triển khai Hệ thống Đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam, chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2020.

Ông Lưu Tiến Đạt, đại diện Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT, cho biết hệ thống pháp lý của Việt Nam khá hoàn thiện. “Các quy định về sản xuất và thương mại gỗ thương mại khá tương thích với luật. Đồng thời, EU và Việt Nam cũng triển khai giám sát nghiêm ngặt hơn các chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp”, ông Đạt nhấn mạnh.

VPA/FLEGT đặt mục tiêu đảm bảo các sản phẩm gỗ Việt Nam được sản xuất hợp pháp, góp phần cải thiện quản trị rừng, mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại gỗ và các sản phẩm từ gỗ bền vững. EU và Việt Nam đã đồng thuận xây dựng một hệ thống phân loại cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. Nhưng ông Đạt cho biết hiện “vẫn việc ban hành giấy phép FLEGT cho các lô hàng nội thất gỗ sang EU chưa khả thi”.

Theo ông Đạt, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm gỗ tới hơn 100 nước nhưng cũng nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ gần 80 nước nên dễ bị tác động khi các thị trường xuất khẩu thay đổi các chính sách môi trường và thương mại gỗ. Ông Nguyễn Tường Vân, phó chủ tịch Hiệp hội KHCN Lâm nghiệp Việt Nam, cho rằng VPA/FLEGT không tác động mạnh lên xuất khẩu gỗ sang EU. “Cho tới nay, Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp vẫn chưa đưa vào hoạt động do mọi người đều biết tiến độ đánh giá doanh nghiệp rất chậm”, ông Vân cho hay. “Đánh giá và phân loại các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đã được tiến hành từ tháng 5. Tính tới ngày 10/10, mới chỉ 141 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ được phân loại vào Nhóm 1; trong khi tổng số doanh nghiệp cần phân loại lên tơi 1.200”.

*Trong xuất khẩu nội thất, Việt Nam đã vươn lên vị trí số 5 toàn cầu trong danh sách các nước xuất khẩu lớn nhất và đứng thứ 2 tại châu Á, đứng số 1 Đông Nam Á. Nội thất từ Việt Nam đã xuất khẩu trực tiếp sang 120 nước và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nội thất gỗ Việt Nam nhiều năm qua là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc”. Việt Nam đã lên kế hoạch và triển khai một dự án quản lý rừng bền vững. Đến năm 2025, Việt am sẽ có 1 triệu ha rừng trồng tập trung được chứng nhận quản lý rừng bền vững, và toàn bộ gỗ từ rừng trồng cho chế biến xuất khẩu sẽ có các chứng nhận quản lý rừng bền vững.

*Cho tới nay, có khoảng 4.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực gỗ và sản phẩm từ gỗ, bao gồm 3.900 doanh nghiệp trong nước và 600 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trong số này có khoảng 1.500 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm.

*Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 18 – 20 tỷ USD đến năm 2025 và 23 – 25 tỷ USD đến năm 2030. Trong năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu nội thất gỗ và tất cả các sản phẩm lâm nghiệp là 15,87 tỷ USD – theo Bộ NNPTNT.

Theo VIR

Admin

Ngành gỗ Việt Nam nỗ lực đáp ứng nhu cầu gỗ bền vững

Bài trước

Việt Nam có dư địa để thúc đẩy xuất khẩu gỗ pellet

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ