0

Dư cung gỗ có chứng nhận, giá trị thấp và sự thiếu quan tâm của các nhà chế biến gỗ nội địa hiện đang là các rào cản trên con đường xuất khẩu của Việt Nam nhằm củng cố vị thế của Việt Nam trên các thị trường phương Tây. Tuy nhiên, sự hỗ trự của Đức có thể giải quyết một phần vấn đề mà những người trồng rừng Việt Nam đang đối mặt.

Dữ liệu từ các hiệp hội như IFOREST, FPA Bình Định, HAWA, BIFA, và Forest Trends cho thấy giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 2,55 tỷ USD, tương đương năm 2019. Gỗ tròn, gỗ xẻ và gỗ công nghiệp là các nhóm sản phẩm nhập khẩu chính vào Việt Nam để phục vụ nhu cầu chế biến cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

5 nước cung cấp gỗ chính cho Việt Nam là Trung Quốc, Mỹ, Cameroon, Thái Lan và Chile. Giá trị nhập khẩu từ 5 thị trường này đạt 1,57 tỷ USD, chiếm hơn 61% tổng giá trị nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Giá trị nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc của Việt Nam đạt 846 triệu USD, chiếm 33% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam, tăng 28% so với năm 2019.

Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu hơn 214.000m3 gỗ tròn, trị giá 71,6 triệu USD và 597.500m3 gỗ xẻ trị giá 221,8 triệu USD từ Mỹ. Đồng thời, nhập khẩu gỗ từ Cameroon đạt 215,96 triệu USD, giảm 24% so với năm 2019. Nhập khẩu gỗ từ Thái Lan đạt 120,43 triệu USD, tăng 9% so với năm 2019. Nhập khẩu gỗ từ Chile đạt 66,78 triệu USD, giảm 17% so với năm 2019.

Một trong những chính sách gỗ quan trọng nhất được chính phủ ban hành năm 2020 là nghị định quy định Hệ thống Đảm bảo Tính hợp pháp Gỗ Việt Nam (VNTLAS). Kiểm soát gỗ nhập khẩu là một trong những trọng tâm của Nghị định, theo đó quản lý gỗ nhập khẩu được tiến hành theo các tiêu chí để xác định liệu một nước nằm trong khu vực tốt hay xấu và loại gỗ nào gặp rủi ro.

Để thực thi các điều khoản của Nghị định này, trong tháng 11/2020, Bộ NNPTNT công bố danh sách các loại gỗ được nhập khẩu vào Việt Nam và một danh sách khác của các khu vực địa lý được xuất khẩu gỗ sang Việt Nam. Theo đó, 322 loại gỗ được nhập khẩu vào Việt Nam và 51 quốc gia nằm trong danh sách các khu vực địa lý hoạt động xuất khẩu sang Việt Nam. Các loại gỗ và các nước cung cấp không nằm trong danh sách này được cho là rủi ro. Theo VNTLAS, các doanh nghiệp nhập khẩu các loại gỗ có rủi ro vào Việt Nam cần thực hiện thẩm định và có bằng chứng pháp lý về tính hợp pháp của gỗ nhập khẩu.

Công ty TNHH Thanh Hoa, một trong những nhà cung cấp gỗ nguyên liệu lớn nhất tại Việt Nam, không có cách nào mua được gỗ chứng nhận bởi Forest Stewardship Council (FSC) – một tổ chức phi lợi nhuận, đa tác nhân thành lập năm 1993, chuyên xúc tiến quản lý có trách nhiệm các khu rừng trên thế giới – từ các tỉnh phía Bắc do các vấn đề liên quan đến quy định và chi phí vận chuyển cao.

Việt Nam hiện có gần 300.000ha gỗ FSC, nhưng “thặng dư nguồn gỗ này là một vấn đề lớn”, theo quan điểm của ông Trần Thiện, giám đốc Thanh Hoa. Ông tính toán rằng xuất khẩu gỗ ngoại thất chỉ chiếm khoảng 300 triệu USD, khoảng 12.000 khối gỗ FSC, tương đương khoảng 100.000 diện tích trồng rừng. Trong khi đó, phần lớn các nhà chế biến gỗ nội thất không mua nguồn gỗ FSC.

Trong nhiều năm, Việt Nam đã nỗ lực phát triển vùng gỗ nguyên liệu được chứng nhận, với sự hỗ trợ từ quốc tế. Tuy nhiên, các cánh rừng FSC đang dần mất đi tính bền vững bởi các chủ rừng không thể có thu nhập từ gỗ FSC. Giá trị thực của gỗ FSC đang giảm mạnh, với mức giảm 5% so với mức giá trước đây và thậm chí tiếp tục xu hướng giảm xuống mức thấp hơn, với một nửa chủ rừng chỉ nhận được khoảng 3%. Ông Thiện cho biết đối với chứng nhận FSC, phí thẩm định cho các tổ chức nước ngoài rất cao, với chi phí thẩm định lần đầu lên tới gần 100.000 USD và thẩm định hàng năm lên tới hơn 5.000 USD – một khoản chi phí rất lớn đối với những người trồng rừng trong bối cảnh thu nhập ngày càng giảm.

Tại tỉnh miền trung Quảng Ngãi, diện tích rừng trồng FSC đang tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế của World Bank từ năm 2005, và nhiều người trồng rừng đã từ bỏ hoạt động thẩm định FSC hàng năm để tiết kiệm tiền. Ông Thiện bình luận: “Những người sở hữu rừng thường quá nhỏ trong toàn chuỗi giá trị để hưởng lợi từ gỗ FSC”. Trong khi đó, tính bền vững của sản xuất, chế biến gỗ và chuỗi xuất khẩu chỉ vận hành hiệu quả khi các nhà chế biến ưu tiên gỗ FSC. Tuy nhiên, họ phải trả trước ít nhất 2 – 3% giá trị sản phẩm. Sau đó, những người sản xuất gỗ FSC cũng phải gánh chịu chi phí còn lại, nhưn đánh giá và vận chuyển gỗ tới các nhà máy.

Sự lãng phí nguồn gỗ nguyên liệu FSC đang xảy ra ngay khi Việt Nam bị cảnh báo về các vấn đề liên quan đến nguồn cung gỗ hợp pháp từ các nước nhập khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam. Trong khi đó, gỗ FSC được cho là một giải pháp hiệu quả để giải quyết các rủi ro liên quan đến xuất xứ gỗ.

Cơ chế đúng đắn

Mục tiêu chính của Việt Nam là quản lý rừng bền vững và hài hòa với các quy định quốc tế về nguồn gỗ hợp pháp. Ông Đỗ Quang Tùng, giám đốc Ban quản lý các dự án lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT, thừa nhận rằng “khu vực sản xuất phân tán là một trong những lý do khiến Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn khi áp dụng kinh nghiệp quốc tế để gia tăng lợi ích và giảm chi phí thẩm định FSC cho những người trồng rừng”. Ông Tùng thừa nhận rằng trong nhiều năm, Việt Nam đã dịch chuyển theo hướng quản lý rừng bền vững nhưng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Rừng trồng tại mtộ số tỉnh, bao gồm tỉnh Kon tum, bị bỏ hoang sau khi quỹ hỗ trợ kết thúc. Thiếu một kế hoạch tổng thể cho phát triển các nguồn nguyên liệu được chứng nhận cũng như đẩy mạnh việc sản xuất gỗ rừng trồng quy mô lớn, tập trung, khiến nhu cầu gỗ nguyên liệu trong ngành chế biến và xuất khẩu vẫn chưa được đáp ứng.

Áp lực về vấn đề môi trường trên toàn cầu buộc các tập đoàn lớn phải chi tiền vào FSC mặc dù không quá lớn về mặt kinh tế. Tại Việt Nam, giá trị của thương hiệu FSC dang giảm nhưng ông Tùng cho rằng FSC vẫn là “một trong những tiêu chí quyết định tính hợp pháp trên các thị trường nhập khẩu gỗ Việt Nam, bao gồm EU và Mỹ”.

Quản lý dự án nông nghiệp cho phái đoàn EU tại Việt Nam Hoàng Thanh cho biết các quy định ngành gỗ của EU công nhận tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm từ gỗ theo các giấy phép Thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị và Thương mại, được xác nhận thông qua các hệ thống kiểm soát của một số quốc gia đối tác đã đồng thuật các tiêu chuẩn tương tự với EU. “Gỗ và các sản phẩm gỗ được cấp phép không phải chịu trách nhiệm giải trình theo các quy định về gỗ của EU”.

Hỗ trợ từ bên ngoài

Để giải quyết một số vấn đề nói trên, chính phủ Đức đang hỗ trợ Việt Nam khoảng 47 triệu USd, bao gồm các khoản vay thương mại và viện trợ không hoàn lại, cho việc trồng rừng được cấp phép. Tổng cục Lâm nghiệp đang là cơ quan thụ hưởng hỗ trợ này và tiến hành trồng rừng tại 4 tỉnh miền trung là Bình Định, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi, với toàn bộ dự án nhằm cung cấp gỗ nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ.

Tương tự những hoạt động hỗ trợ quốc tế khác, chính phủ Đức có thể giúp Việt Nam mở rộng diện tích rừng được chứng nhận nhưng một số vấn đề cần được giải quyết. “Hiện nay, có ý kiến tư vấn cho rằng nên chọn địa phương tiếp giáp với các tỉnh tiêu thụ gỗ như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An và Cà Mau được cho là phù hợp để vận chuyển gỗ tới thành phố Hồ Chí Minh”, ông Thiện nêu quan điểm. “Vấn đề khó nhất hiện nay là quyết định tỉnh nào vay và phải trả theo cơ chế hỗ trợ phát triển chính thức mới”.

Các tỉnh có thể vay khoảng 12 triệu USD từ nguồn này để cải thiện công suất cho những người trồng rừng FSC thông qua các cơ chế phù hợp – vấn đề tất cả các tỉnh muốn làm nhưng vẫn còn lo ngại về cơ chế này.

Ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng Bộ NNPTNT

Mục tiêu xuất khẩu của năm 2021 là 15 tỷ USD, tăng 14 – 15$ so với năm 2020 nhưng vấn đề của gỗ nguyên liệu phải được giải quyết trước tiên. Hiện các nguồn gỗ trong nước đang tăng tốc đăng ký chứng nhận FSC. Do nguồn gốc gỗ nhạp khẩu được quy định chặt chẽ trên các thị trường quốc tế, quy trình này phải được giám sát nghiêm ngặt để đảm bảo xuất xứ gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Thu nhập trên mỗi ha rừng trồng đã tăng gấp 3 lần trong 15 năm qua nhờ sự phát triển của ngành chế biến gỗ. Trước đây, gỗ rừng trồng có giá chỉ 17,4 USD/m3. Hiện, giá trị tối thiểu đạt khoảng 43 USD/m3 – cho thấy một trong những thành tựu của ngành chế biến gỗ trong nước.

Một số nhà sản xuất sẵn sàng chia sẻ lợi ích thông qua đầu tư vào các vùng gỗ nguyên liệu, thẩm định các diện tích rừng bền vững và cam kết đầu ra. Tuy nhiên, các nhà chế biến gỗ không bao giờ sẵn sàng chia sẻ thêm lợi nhuận với người trồng rừng ngoài cơ chế giá hiện tại.

Cơ chế chính sách của Việt Nam đang phù hợp và giúp tăng cả diện tích lẫn năng suất rừng trồng. Người dân tiếp tục đăng ký thêm đất để trồng rừng, chứng tỏ họ hài lòng với cơ chế này. Tất nhiên, tại một số địa phương, cuộc sống của người trồng rừng vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng đây là vấn đề chung của toàn bộ hệ thống kinh tế, không riêng gì lĩnh vực lâm nghiệp.

Theo VIR

Admin

Các nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam theo tiêu chuẩn FSC gặp khó

Bài trước

Việt Nam có dư địa để thúc đẩy xuất khẩu gỗ pellet

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ