Gỗ

Các nhà sản xuất đồ gỗ Viêt Nam kinh doanh thuận lợi bất chấp COVID-19

0

Bộ Công thương (MOIT) ước tính xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ trong tháng 11/2021 mang về 1,15 tỷ USD, tăng 21% so với tháng 10. Trong đó, xuất khẩu các sản phẩm gỗ mang về 840 triệu USD, tăng 35,4% trong cùng kỳ so sánh. Nhờ đó, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng vọt lên hơn 1 tỷ USD sau 3 tháng duy trì dưới ngưỡng 1 tỷ USD.

Ông Nguyễn Chánh Phương từ HAWA cho biết trong năm đầu tiên của dịch bệnh, các doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với tình hình mới, giữ liên hệ với các khách hàng thông qua các kênh thương mại điện tử và các triển lãm trực tuyến. Ông cho biết sự thành công của ngành gỗ là do nhờ duy trì sự an toàn trong suốt 2 năm qua, ghi nhận tăng trưởng doanh thu 60%. Doanh thu tốt nhờ hỗ trợ của ngành IT và tăng trưởng nhu cầu tại một số thị trường, bao gồm Hàn Quốc.

Trong suốt làn sóng thứ 4 của đại dịch COVID-19, vốn đã gây ra thiệt hại tàn khốc, 50% các nhà máy duy trì sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ. “Công nghệ cao và sự bền bỉ của người Việt Nam là hai yếu tố giúp các doanh nghiệp ngành gỗ duy trì an toàn và tiếp tục sản xuất”, ông cho hay. Ông Phương cho biết thêm tất cả các dịch vụ mà hiệp hôi ngành gỗ cung cấp cho các công ty thành viên đều dựa trên nền tảng công nghệ.

Đầu năm 2020, FPT đã hỗ trợ tổ chức các hội thảo trực tuyến và cung cấp các khóa tập huấn trực tuyến. Ngay sau đó, các doanh nghiệp có một nền tảng cho các triển lãm trực tuyến và hiện vẫn đang duy trì các trưng bày ảo trên nền tảng này. Đồng thời, các nhà sản xuất sẽ phải theo dõi các quy định về nguồn gốc gỗ hợp pháp. Ứng dụng công nghệ chắc chắn cần triển khai để giúp các doanh nghiệp xác định các chuỗi cung ứng, đặc biệt là tính hợp pháp của gỗ. Ông Phương cho rằng gián đoạn chuỗi cung ứng một phần là do thiếu thông tin. Giao dịch B2C đang hoạt động tốt nhưng giao dịch B2B vẫn chưa đạt như kỳ vọng, có thể do thiếu các nền tảng phù hợp.

Ông Lê Nguyễn Hoàng Minh, CEO của Hưng Thịnh Innovation, cho biết đại dịch đã đẩy nhanh việc sử dụng công nghệ giúp kết nối các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Ông Phan Thanh Sơn từ FPT Information cho biết xu hướng mới có thể định hình sau đại dịch: nội thất – công nghệ , hay sự chuyển dịch sang nội thất thông minh. Có thể mất 10 – 20 năm để tiến hành một cuộc cách mạng nhưng COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình và rút ngắn thời gian xuống chỉ còn 1 – 2 năm. Ông Nguyễn Tuấn Hồng Phúc từ KPMG Việt Nam cho biết số hóa không chỉ có nghĩa là mua các công nghệ mới mà còn là thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành. Nếu họ không tiến tới số hóa thì sẽ bị thụt lùi lại phía sau.

Theo VNS

Admin

Ngành gỗ Việt Nam nỗ lực đáp ứng nhu cầu gỗ bền vững

Bài trước

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ