Gỗ

Việt Nam nỗ lực tăng cường tính minh bạch trong ngành gỗ

0

Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý và thắt chặt kiểm tra, giám sát gỗ nguyên liệu nhập khẩu để đảm bảo tính minh bạch trong ngành gỗ, đồng thời đáp ứng các quy tắc nguồn gốc khắt khe trên các thị trường nước ngoài. Mặc dù xuất khẩu gỗ và nội thất của Việt Nam tăng trưởng mạnh kể từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc nổ ra, Việt Nam cũng gặp áp lực lớn trên thị trường Mỹ.

Ông Trần Lê Huy, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Gỗ Bình Định, cho biết các căng thẳng thương mại mang đến những thách thức mới cho Việt Nam, đặc biệt liên quan đến gian lận xuất xứ do các công ty Trung Quốc xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Việt Nam, dán nhãn sản xuất tại Việt Nam trước khi vận chuyển hàng sang Mỹ. Ngăn chặn và xử lý gian lận thương mại một ách hiệu quả, kịp thời là rất quan trọng đối với ngành gỗ Việt Nam, ông Huy nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Đỗ Xuân Lập, chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cho biết đã đề xuất các bộ ngành và cơ quan chuyên môn tiếp hành thanh tra nhanh các doanh nghiệp có nghi ngờ gian lận. Ông Huy đề xuất một kênh kết nối nên được thiết lập giữa các hiệp hội gỗ và các cơ quan quản lý để báo cáo các dấu hiệu gian lận, qua đó ngăn chặn kịp thời tình trạng này. Các biện pháp như vậy không chỉ ngăn chặn gian lận khi xuất khẩu sang Mỹ mà còn tăng cường tính minh bạch và uy tín cho các sản phẩm gỗ Việt Nam trên các thị trường như EU, Nhật Bản, và Hàn Quốc. Là một phần trong các nỗ lực kiểm soát xuất xứ nguyên liệu thô cho xuất khẩu, Việt Nam đã ban hành Nghị định số 102/2020-NĐ-CP về các quy định chi tiết đối với hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của ngành gỗ.

Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu 2 – 2,5 triệu m3 gỗ từ châu Phi, một số nước Nam Mỹ và Lào, Campuchia và  Papua New Guinea, chiếm tổng tộng 40 – 50% tổng kim ngạch nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ. Ông Tô Xuân Phúc từ Forest Trend cho rằng cần áp dụng các chính sách và biện pháp thực tế để giảm rủi ro trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Ông Bùi Chính Nghĩa, cục phó Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết cùng với áp dụng hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ, các doanh nghiệp cũng nên thiết kế các giải pháp giảm rủi ro cho riêng mình.

Để triển khai Nghị định 102, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề xuất các bộ ngành cùng các cơ quan liên quan yêu cầu các nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu, ngoài tuân thủ nghiêm ngặt quy định công bố thông tin, cần cung cấp các văn bản bổ sung như giấy phép khai thác của các nhà sản xuất hoặc đăng ký hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, giấy phép xuất khẩu của các nhà xuất khẩu và chứng nhận xuất xứ.

Theo các đại diện từ các doanh nghiệp chế biến gỗ, phần lớn các nhà nhập khẩu nội thất Việt Nam yêu cầu gỗ nguyên liệu đến từ các rừng trồng và các nguồn được cấp phép. Do đó, trong tương lai, Việt Nam nên nỗ ưlcj có 100% nguyên liệu đầu vào được cấp phép.

Theo VNS

Admin

Xuất khẩu gỗ giảm 15,5% trong năm 2023

Bài trước

Các nhà xuất khẩu gỗ Việt Nam theo tiêu chuẩn FSC gặp khó

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ