0

Các công ty xuất khẩu Việt Nam được cảnh báo rằng nếu họ gian lận thương mại, nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ bị đối tác chặn lại. Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính và bắt đầu nâng cao tiêu chuẩn, thắt chặt kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu. Nông sản Việt Nam hiện đã đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về dán nhán, đóng gói, vệ sinh thực phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc để có thể thâm nhập sâu vào thị trường Trung Quốc.

Cấp mã cho các vùng trồng và các cơ sở đóng gói theo yêu cầu từ cơ quan hải quan Trung Quốc. Yêu cầu này đưa ra vào năm 2018 và bắt đầu triển khai từ năm 2019. Theo các quy định mới, trước khi trái cây tươi được xuất khẩu sang Trung Quốc theo hạn ngạch phân bổ chính thức, mã vùng trồng và mã cơ sở đóng gói phải được thể hiện trong chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Để thúc đẩy xuất khẩu, các cơ quan chức năng Việt Nam phải chờ trong thời gian dài để phía Trung Quốc đồng thuận cho xuất khẩu chính ngạch từ Việt Nam.

Ví dụ, để xuất khẩu sầu riêng, theo Bộ NNPTNT, cơ quan này đã mất 4 năm đàm phán với Trung Quốc để sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Trong khi đó, cơ quan hải quan Trung Quốc chỉ phê duyệt 51 vùng trồng và 25 cơ sở đóng gói đáp ứng các yêu cầu của phía Trung Quốc. Ông Hoàng Trung, cục trưởng Cục BVTV thuộc Bộ NNPTNT cho biết nông dân tại các vùng trồng sầu riêng rất phấn khởi trước thông tin trái cây này được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Lô hàng sầu riêng đầu tiên đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, trung tâm BVTV vùng 7 bất ngờ phát hiện 18 xe tải container chở sầu riêng tại tỉnh Lạng Sơn đang chờ xuất khẩu sang Trung Quốc. Các container này có dán mã vùng trồng và cơ sở đóng gói tại Tiền Giang đã được phía Trung Quốc phê duyệt. Doanh nghiệp được ủy quyền xuất khẩu các sản phảm này có địa chỉ tại Lạng Sơn và Tiền Giang. Tuy nhiên, đơn vị sở hữu mã vùng trồng cho biết không ủy quyền cho bất cứ doanh nghiệp nào được sử dụng mã này để thực hiện quy trình xuất khẩu. Tại vùng trồng được cấp mã nói trên, cây sầu riêng vẫn chưa trổ trái hoặc trái vẫn còn quá non.

Vấn đề này từng xảy ra vào giữa tháng 8/2020. Cục BVTV cho biết các cơ quan chức trách Trung Quốc đã yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu xoài từ các vùng trồng và các cơ sở đóng gói liên quan đến 220 lô hàng xoài. Hai bên đã hợp tác để tìm kiếm giải pháp xử lý vấn đề và cải thiện quản lý. Tỉnh Đồng Tháp, sau khi điều tra, phát hiện các doanh nghiệp sử dụng sai mã và “mượn” mã lẫn nhau để xuất khẩu sản phẩm.

Mã vùng trồng được coi là hộ chiếu để các loại trái cây được xuất khẩu sang các thị trường, bao gồm Trung Quốc. Tháng 3/2022, Bộ NNPTNT đã ban hành hướng dẫn tăng cường quản lý mã vùng trồng và mã cơ sở đóng gói sau khi phát hiện gian lận trong sử dụng mã và vi phạm quy định về vệ sinh thực phẩm. Bà Nguyễn Thị Thu Hương, cục phó Cục BVTV, cũng đưa ra cảnh báo về việc giả mạo các vùng trồng tại một hội thảo về xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc. Bà nhấn mạnh Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong mở cửa thị trường Trung Quốc nhưng thậm chí sẽ còn khó khăn hơn để giữ thị trường này. Nếu Trung Quốc phát hiện hành vi giả mạo thì có thế sẽ đóng cánh cửa cho các nông sản Việt Nam. “Nếu điều này xảy ra thì mọi việc sẽ còn khó khăn hơn những đợt đàm phán lần đầu”, bà Hương cho hay. Bà nhấn mạnh rằng chỉ 1 nông dân hoặc doanh nghiệp gian lận là đủ để ảnh hưởng tới toàn ngành sản xuất sầu riêng.

Một chuyên gia cảnh báo rằng nông dân và các nhà xuất khẩu Việt Nam không chỉ mất thị trường Trung Quốc mà có thể các thị trường khác nếu như họ gian lận. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho hay Bộ NNPTNT đã tiêu chuẩn hóa chủng loại, quy trình, thị trường và kiến thức cho nông dân. Ông cho rằng sản xuất sầu riêng và các nông sản khác nên theo tiêu chuẩn để giữ các thị trường và bảo vệ hình ảnh, uy tín cho nông sản Việt Nam.

Cho tới nay, 11 loại trái cây Việt Nam đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, bao gồm xoài, thanh long, chuối, nhãn, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, măng cụt, chanh dây và sầu riêng. Tính tới cuối tháng 8/2022, Việt Nam đã xuất khẩu rau quả trị giá 967,5 triệu USD sang Trung Quốc, giảm 32,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc vẫn là thị trường trái cây lớn nhất của Việt Nam nhưng tiêu dùng trái cây Việt Nam đã giảm từ 56% xuống còn 44,1%.

Theo VNS

Admin

Việt Nam nỗ lực tăng cường tính minh bạch trong ngành gỗ

Bài trước

Các sản phẩm gỗ Made-in-Vietnam thâu tóm thị trường Mỹ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả