Gỗ

Thương mại gỗ Việt Nam nỗ lực giải quyết những mối lo về xuất khẩu

0

5 hiệp hội gỗ Việt Nam đã nhóm họp tại Hà Nội để đánh giá các rủi ro trong thương mại gỗ giữa bối cảnh một cuộc điều tra từ phía Mỹ về nguồn gốc các sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam. Liệu cuộc điều tra này có dẫn đến những trừng phạt thương mại, hay ngành gỗ nội địa có thể cần phải chuyển sang xuất khẩu tới những thị trường khác.

Ông Vũ Hải Bằng, tổng giám đốc CTCP Woodland, cho biết các cuộc điều tra của Mỹ đã dẫn tới sụt giảm tới 25% số đơn hàng, phần lớn do các đối tác lo ngại có khả năng Việt Nam bị áp thuế giống như Trung Quốc. Ông Bằng cho biết công ty có thể hứng chịu thua lỗ nặng nề, phụ thuộc vào các Mỹ phản ứng trước các kết quả của cuộc điều tra. Một vài năm sau khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ, các nhà nhập khẩu Mỹ không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp Trung Quốc đối vớ các sản phẩm gỗ và bắt đầu coi Việt Nam là một nhà cung cấp đồ nội thất đáng tin cậy.

Bà Cindy Squires, giám đốc điều hành tại Hiệp hội các sản phẩm gỗ quốc tế (IWPA) cho biết trong một thông báo ngày 6/10, “Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng về các sản phẩm gỗ và là một thị trường đang nổi lên đầy tiềm năng cho gỗ cứng từ Mỹ”. Hồi đầu những năm 2000, nhập khẩu nội thất và các sản phẩm gỗ từ Việt Nam ghi nhận tăng trưởng bùng nổ, tới hơn 56 lần lên 902 triệu USD trong năm 2006. Trong 8 tháng đầu năm 2020, Mỹ là một trong top 5 thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ lớn nhất của Việt Nam, cùng với Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU. Người tiêu dùng Mỹ hiện chủ yếu quan tâm tới sofa và nội thất bếp – hai nhóm mặt hàng ghi nhận tăng nhanh xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ cũng như các thị trường khác.

Các nhà sản xuất Việt Nam đang được yêu cầu quan tâm tới các rủi ro trong thương mại gỗ, như gian lận thương mại. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây từ Forest Trends và một số hiệp hội cho thấy kết quả khá tích cực cho Việt Nam khi cung cấp dữ liệu về gian lận thưng mại mà các nhà sản xuất nước ngoài cam kết cung cấp khi xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang Mỹ.

Ông Lê Sỹ Giang, giám đốc công ty tư vấn GH, chuyên về cạnh tranh thương mại, cho biết cuộc điều tra hiện nay của Mỹ nhằm phân tích liệu các sản phẩm gỗ của Việt Nam có thực sự có xuất xứ từ Việt Nam hay không. Nếu các công ty Việt Nam cung cấp hồ sơ và chứng minh trường hợp của mình thì cuộc điều tra có thể không gây ra bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp chỉ lắp ráp các bộ phận nhập khẩu từ các nước khác thì sẽ không thể thuyết phục Bộ Thương mại Mỹ. Ông Giang giải thích rằng các doanh nghiệp nên coi đây là một cơ họi bởi cuộc điều tra của Mỹ sẽ góp phần cải thiện các hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nước. “Nếu tiến hành và được giải thích rành mạch, phía Mỹ sẽ phản ứng hoàn toàn tích cực. Sau đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ trở nên càng thêm cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường Mỹ”. Ông Giang nguyên là cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công thương, nhấn mạnh điều quan trọng là cần có tư vấn luật sư từ phía Mỹ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch, các luật sư từ Mỹ và các nước khác sẽ gần như không thể di chuyển tới Việt Nam để thảo luận với các doanh nghiệp trong quá trình điều tra – một bất lợi rất lớn. Do đó, điều quan trọng là các doanh nghiệp nội địa cần liên hệ với các hãng luật tại Mỹ có các đối tác tại Việt Nam để tìm ra các giải pháp chứng minh cho trường hợp của họ.

Bà Squires từ IWPA tái khẳng định: “Chúng tôi sẽ khuyến khích các cuộc thảo luận chủ động giữa Việt Nam và Mỹ để có giải pháp về vấn đề này theo tiến độ nhanh nhất, mang đến nền tảng chắc chắn cho các doanh nghiệp”.

Theo VNS

Admin

FDA từ chối thông quan tôm nhiễm kháng sinh từ năm nhà xuất khẩu được chứng nhận BAP khác nhau vào tháng 2/2024

Bài trước

Việt Nam nỗ lực tăng sức cạnh tranh cho xuất khẩu nông sản sang Mỹ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ