0

Sự bùng phát virus corona đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, nhưng có một ngành hưởng lợi: các nhà sản xuất thịt lợn.

Các công ty như Muyuan Foods đang ghi nhận mức tăng kỷ lục về doanh thu bất chấp sản lượng thấp nhờ giá tăng vọt. Nhưng điều này cũng đặt ra rủi ro lạm phát khi nền kinh tế đang suy yếu, đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Bắc Kinh. Trong 2 tháng đầu năm 2020, doanh số của Muyuan là 1,395 triệu con lợn sống, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019 – nhưng doanh thu tăng 2,56 lần lên 661,5 triệu USD.

Do thời điểm tết Nguyên đán – mùa tiêu dùng lớn nhất của Trung Quốc – thay đổi hàng năm, việc tổng hợp dữ liệu kinh doanh 2 tháng đầu năm thường được điều chỉnh để tránh tình trạng bất nhất thống kê. Doanh thu của các nhà sản xuất thịt lợn tăng vọt bất chấp sản xuất suy yếu nhờ giá thịt lợn tăng. Trong tháng 2/2020, giá bán thịt lợn của Muyuan là 32,5 NDT/kg, so với mức chỉ 9,6 NDT/kg trong cùng kỳ năm 2019.

Sản xuất thịt lợn tại Trung Quốc vẫn gặp khó khăn do sự bùng phát dịch tả lợn hồi năm ngoái – dịch bệnh làm lợn chết hàng loạt nhưng không gây hại cho sức khỏe con người. Virus corona khiến tình hình càng thêm nghiêm trọng. “Các doạt động bán hàng ở hạ nguồn chuỗi cung ứng chịu tác động lớn từ tháng 2 do vận chuyển và logisitics hạn chế sau sự bùng phát của virus corona”, theo thông cáo báo chí ban hành ngày 7/3 từ New Hope Liuhe, thuộc đại tập đoàn nông nghiệp lớn của Trung Quốc New Hope Group, ghi nhận doanh thu tăng gấp 3 lần trong 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019.

Trong số 12 công ty niêm yết trên sàn giao dịch Thâm Quyến hoặc Thượng Hải đã công bố cả số liệu doanh thu và sản lượnghàng tháng cho mảng kinh doanh thịt lợn cho thấy 11/12 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng trong 2 tháng đầu năm. Mức ghi nhận tăng doanh thu vẫn đáng kể đối với các nhà sản xuất quy mô nhỏ hơn như Ningbo Tech-bank. Sản lượng của công ty có trụ sở tại Chiết Giang giảm 44% về lượng, chỉ bằng 20% sản lượng của Muyuan, nhưng doanh thu tăng 4,6 lần lên 889 triệu NDT. Đối với Ningbo, giá thịt lợn tăng cao mang đên cơ may hiếm có. Trong thông báo ban hành ngày 29/2, công ty này cho hay lợi nhuận ròng năm 2019 đạt hơn 120 triệu NDT, so với mức thua lỗ 571 triệu NDT trong năm 2018. “Nguyên nhân chính là nhờ doanh thu và lợi nhuận mảng kinh doanh lợn thịt sống tăng mạnh”.

Jiangxi Zhengbang Technology cũng công bố doanh thu tăng, cho hay doanh thu năm 2019 tăng 15% so với năm 2018, trong khi lợi nhuận ròng tăng 9 lần, đạt 1,7 tỷ NDT/ Công ty đang tận dụng co ưhội để mở rộng công suất sản xuất, phản ánh trong mức tăng giá trị tài sản 46% trong năm 2019 lên 31 tỷ NDT.

Wens Foodstuff Group, một trong những công ty chăn nuôi lớn nhất tại Trung Quốc, cũng ước tính lợi nhuận ròng tăng 3,5 lần lên 13,9 tỷ NDT trong năm 2019. Yang Tianming và Feng He, các nhà phân tích tại Huatai Securities, dự báo lợi nhuận ròng của Wens tăng 2,3 lần trong năm 2020 lên 32,387 tỷ NDT. Các nhà phân tích nâng dự báo doanh số lợn sống và điều chỉnh khuyến nghị mua cổ phiếu của công ty vào ngày 26/2.

Trong khi các nhà chăn nuôi lợn Trung Quốc đang ăn mừng vận may của họ, các nhà làm chính sách tại Bắc Kinh đang lo lắng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2019, giảm nhẹ so với mức 5,4% hồi tháng 1 nhưng cao hơn nhiều so với mức 1,5% hồi cùng kỳ năm ngoái.

Do thịt lợn là nguồn protein chính cho các hộ gia đình Trung Quốc, giá thịt lợn tăng tác động trực tiếp tới mức giá chung. Trong tháng 2, giá thịt lợn là nguyên nhân tăng 3,19 điểm trong chỉ số CPI nói chung.

Như nhiều nhà kinh tế học chỉ ra, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 của Trung Quốc có xu hướng giảm sau 2 tháng tăng liên tiếp. Ting Lu, kinh tế gia trưởng về Trung Quốc tại Nomura International ở Hong Kong ước tính mức giảm 1,5% trong tháng 2, chỉ thấp hơn 0,2 điểm so với tháng 1. “Bằng bất cứ phương pháp phân tích nào, chúng tôi cho rằng các con số này vẫn quá cao để các nhà làm chính sách có thể yên lòng”, Kevin Lai, kinh tế gia trưởng tại Daiwa Capital Markets nhận định. Virus corona không chỉ làm gián đoạn sản xuất công nghiệp mà cả nông nghiệp và vận tải. “Nhiều nông dân không thể bán nông sản cho các nhà bán buôn bán lẻ, trong khi các hộ gia đình thì tranh mua để tích trữ”, ông cho biết thêm.

CPI tăng mạnh làm hạn chế các lựa chọn mà Bắc Kinh có thể đưa ra. “Nếu các nhà làm chính sách đưa ra các chính sách kích cầu trong khi nguồn cung gặp rủi ro cao, kết quả là áp lực lạm phát càng tăng”, ông Lai cảnh báo. Kể từ khi lạm phát bắt đầu xuất hiện liên tục dao động quanh ngưỡng 5% trong 3 tháng, “đồn đoán về lạm phát trong dân chúng có thể làm thay đổi nhanh cục diện hiện tại. Điều quan trọng là các ngân hàng trung ương phải điều hòa được các đồn đoán trong dân chúng”.

Theo Nikkei Asia Review

Admin

Các nhà phân tích dự báo giá thủy sản Trung Quốc sẽ duy trì ở mức cao

Bài trước

Trung Quốc tiếp tục phát hiện dương tính SARS-CoV-2 trên bao bì sầu riêng Thái Lan

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt