Bất chấp tác động của đại dịch virus corona, trong năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Ba Lan, Đức và Ý, trở thành nước xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 13,2 tỷ USD trong năm 2020, tăng 16,4% so với năm 2019, theo ông Nguyễn Chánh Phương, phó chủ tịch Hiệp hội Ngành gỗ và mỹ nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) thông báo trong lễ mở màn Tuần lễ giao thương ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam vào ngày 17/3. Đây là ngành duy nhất tại Việt Nam đạt tăng trưởng mạnh trong nhiều năm liên tiếp. Trong 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt giá trị 2,4 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2020.
Tăng trưởng này xuất phát từ sự chuyển dịch đơn hàng của nhiều khách hàng từ một số nước chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch virus corona. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cho biết căng thẳng thương mại Trung Quốc – Mỹ cũng gây khó khăn cho xuất khẩu gồ gỗ Trung Quốc sang Mỹ. Các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đã giành được nhiều đơn hàng từ các khách hàng đặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ tại Mỹ. “Do cuộc khủng hoảng y tế dai dẳng, để vượt qua khó khăn và phát triển ngành, các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam nên sử dụng công nghệ mới, tăng tốc chuyển đổi số và đa dạng hóa các phương pháp tiếp cận khách hàng”.
Chia sẻ quan điểm, bà Dương Thị Minh Tuệ, một thành viên của Ban chỉ đạo HAWA, cho biết để duy trì vị thế này, các doanh nghiệp cần có chiến lược giữ chân khách hàng và thâu tóm thêm các thị trường nhập khẩu. Tháng 3 – 4 hàng năm, một lượng lớn đơn hàng thường đến từ các khách hàng quốc tế tại nhiều hội chợ triển lãm lớn tại châu Á. Tuy nhiên, do đại dịch virus corona, các sự kiện thường niên như vậy không diễn ra nên các doanh nghiệp tối ưu hóa các kênh trực tuyến và các nền tảng thương mại điện tử để thu hút khách hàng.
Tuần lễ giao thương ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam diễn ra từ ngày 12 – 19/3 với mục tiêu số hóa các hoạt động triển lãm, hội chợ thương mại. Sự kiện Furniture Sourcing Day diễn ra ngày 14/3 tại thành phố Hồ Chí Minh là điểm nhẫn của chuỗi sự kiện, thu hút sự tham gia của hơn 300 nhà sản xuất trong nước và quốc tế cùng các đối tác như Kingfisher, IKEA, Ashley và Te Rite. Tuần lễ giao thương ngành gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam nhằm kết nối các nhà nhập khẩu nội thất toàn cầu thông qua các chương trình trực tuyến trên nền tảng trực tuyến hopefairs.com. Giao thương B2B trực tuyến và triển lãm trực tuyến sẽ giới thiệu hơn 100 nhà sản xuất Việt Nam với hơn 10.000 sản phẩm. Là nước xuất khẩu nội thất lớn thứ hai thế giới, Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tiên của các khách hàng quốc tế, bà Phương cho hay.
Theo VNS
Bình luận