Chính sách tích tụ vốn và đất đai trong nông nghiệp tại Việt Nam đã không hiện thực hóa thành công bởi những rào cản trong chính sách đất đai hiện nay.

Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam hiện ở mức 1.000 USD/ha, tương đương Lào, bằng 1/2 so với Philippines và 1/3 so với Indonesia và Thái Lan, theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển NNNT phát biểu. “Đáng lo hơn là sự đóng góp của đất đai trong tăng trưởng nông nghiệp đang giảm”, ông Thắng phát biểu tại Diễn đàn Nông nghiệp Mùa thu năm 2019 diễn ra vào ngày 24/10, đồng thời cho biết thêm tỷ lệ này tăng từ mức 26% trong giai đoạn 1986 – 1993 lên 38% trong giai đoạn 1994 – 2000, xuống 16,3% trong giai đoạn 2001 – 2007 và dưới 1% trong giai đoạn 2008 – 2013.

Tính đến nay, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp chỉ chiếm 1,6% tổng số doanh nghiệp trên cả nước; trong đó 90% là doanh nghiệp quy mô nhro và siêu nhỏ, sử dụng 10 – 50 lao động với quy mô vốn 1 – 5 tỷ đồng (43.000 – 215.000 USD). Doanh thu trung bình của doanh nghiệp nông nghiệp chỉ ở mức 3,6 tỷ đồng (155.000 USD) hàng năm, dẫn tới thu nhập trên đầu người trung bình chỉ ở 47 triệu đồng/năm (2.000 USD), thấp hơn mức trung bình cả nước hiện ở mức 2.500 USD. Ông Thắng coh rằng hiệu quả kinh tế thấp là nguyên nhân chính khiến nông dân tìm kiếm các công việc khác ngoài sản xuất nông nghiệp. Hệ quả là tỷ lệ đất nông nghiệp bị bỏ hoang tăng từ 1,7% năm 2014 lên 3,8% năm 2016, trong khi diện tích đất nông nghiệp trung bình trên mỗi hộ gia đình lại giảm 0,9% trong giai đoạn 2014 – 2016.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Thành, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cho rằng chính sách tích tụ ruộng đất, một dạng tích tụ vốn trong nông nghiệp, cho tới thời điểm này vẫn chưa thành hiện thực do những rào cản trong các chính sách đất đai hiện hành. Việt Nam nằm trong số các nước có diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp nhất thế giới, ở mức 0,25ha, so với mức 0,36ha trong khu vực.

Theo ông Thành, ngành nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào 10 triệu hộ nông nghiệp với 76 triệu mảnh ruộng nhỏ lẻ. “Đây là một trong những nút thắt cổ chai chính trong phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững và hữu cơ dựa trên nền tảng hợp tác và kết nối giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là hợp tác kinh tế trên các khu vực sản xuât tập trung, côn gnghệ cao và đất nông nghiệp quy mô lớn.

Ông Vũ Trọng Khải, nguyên hiệu trưởng trường Cao đẳng Quản lý nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 2, cho rằng để đưa nông nghiệp vào giai đoạn phát triển mới, phải có một tư duy mới trong soạn thảo các chính sách nông nghiệp. Ví dụ, phí chuyển đổi đất nông nghiệp hiện nay tương đương với các loại đất khác, ở mức 2% thuế thu nhập cá nhân, là không thuận lợi cho tích tụ ruộng đất. Ngoài ra, các công ty địa phương không được phép mua mà chỉ được phép thuê đất nông nghiệp để sản xuất.

Đáng lo hơn, thiếu các quy định về quyền sở hữu đất nông nghiệp so với các loại đất khác, ông Khải nhấn mạnh thêm rằng chỉ có hành động quyết liệt để giải quyết các vấn đề này thì ngành nông nghiệp Việt Nam mới có thể tăng cường khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Theo Hanoitimes
Admin

Bộ NN&PTNT cho biết thị trường tín chỉ carbon 'rất phức tạp'

Bài trước

Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư