Thực phẩm và Đồ uống

Phương tiện lạc hậu làm tăng thất thoát sau thu hoạch

0

Tại Việt Nam, nông sản thu hoạch được vận chuyển trên xe ba gác cải tiến và các thyền nhỏ, nông sản được đổ lên sàn trước khi được đưa vào các kho lạnh, dẫn tới thất thoát sau thu hoạch.

Theo Bộ Công thương, 18 trung tâm logistics cấp 2 tại Việt Nam là các kho container nội địa (ICDs) để bảo quản nông sản. Ngoài ra, các trung tâm logistics cấp 3 là các trung tâm phân phối và kho, có 46% dành cho phục vụ nông sản.

Các kho lạnh cũng được lập ra trên khắp cả nước (kho lạnh sản xuất, kho lạnh thương mại và kho ngoại quan kho lạnh). Ước tính có hàng chục nghìn kho lạnh như vậy với công suất hàng triệu m3. Trong số này, ngành thủy sản có 4.000 kho lạnh bảo quản nguyên liệu thô và thành phẩm với tổng công suất 2 triệu m3; ngành rau quả có 1.000 kho tại các địa điểm thu mua nông sản, sơ chế, chế biến và bảo quản và tại các trung tâm bán lẻ, trung tâm thương mại. Ngoài ra hàng ngàn các phương tiện vận chuyển lạnh và container lạnh được đầu tư để dành cho vận chuyển.

Bộ NNPTNT trong báo cáo cho phiên họp quốc hội thứ 15 cho biết sự phát triển của dịch vụ logistics đã giúp giải quyết vấn đề của nông sản Việt Nam – thời gian sử dụng ngắn và nhanh hỏng. Chất lượng nông sản được cải thiện, trong khi thất thoát sau thu hoạch được giảm thiểu.

Tuy nhiên, chi phí logistics tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Một nghiên cứu do WB công bố cho thấy chi phí logicstics chiếm tới 12% chi phí sản xuất trong ngành thủy sản, 23% trong ngành gỗ, 29,5% trong ngành rau quả và 30% trong ngành sản xuất lúa gạo. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thị trường cũng có rất nhiều người thu mua và vận chuyển. Các đơn vị này thiếu trang thiết bị phù hợp để vận hành các chuỗi cung ứng rau quả, dẫn tới mức độ cơ giới hóa thấp, năng lực bảo quản và vận chuyển hạn chế. Đó là lý do vì sao thất thoát sau thu hoạch vẫn ở mức cao.

Nông sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên do thiếu các trung tâm logistics và dịch vụ logistics có chất lượng còn thấp, nông sản không được vận chuyển đúng cách, đúng lúc, dễ hư hỏng, làm tăng chi phí sản xuất và giảm khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu. Tại các nước phát triển, các xe tải kho lạnh tới tận vườn để vận chuyển nông sản nhưng tại Việt Nam thì thời gian vận chuyển trái cây từ vườn tới kho lạnh rất lâu, khiến thất thoát sau thu hoạch lên tới 20 – 30%.

Theo VNS

Admin

VietShrimp 2024: Các giải pháp tìm cách phục hồi ngành tôm

Bài trước

Ngành sản xuất rau quả toàn cầu đối diện nhiều thách thức trong năm 2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc