0

Chủng Delta lây lan nhanh của COVID-19 đang quét qua tất cả các nước sản xuất tôm lớn tại Đông Nam Á và giá tôm nguyên liệu đang giảm nhanh.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có hơn 150.000 ca nhiễm COVID-19 và 1.306 người chết tính tới hết ngày 2/8. Mặc dù Indonesia, với 3.462.800 ca nhiễm và 97.291 người chết, và Thái Lan, với 633.284 ca nhiễm và 5.168 người chết, nhưng Việt Nam đang áp dụng các chính sách phong tỏa mạnh hơn rất nhiều so với hai đối thủ xuất khẩu tôm nói trên.

Hệ quả là Việt Nam – nước xuất khẩu tôm lớn thứ 3 thế giới – đang phải vận hành thấp hơn công suất rất nhiều. Nông dân tiếp tục thu hoạch đồng loạt, đẩy giá tôm nguyên liệu giảm. Mặc dù ngành tôm tại Indonesia và Thái Lan chịu tác động nhẹ hơn, giá cũng đang có xu hướng giảm. “Chủng Delta đang quét mạnh trên khắp châu Á và mọi sự đang rất bất ổn”, theo ông Jim Gulkin, giám đốc điều hành Siam Canadian Group.

“Đối với Thái Lan và Indonesia, hoạt động kinh doanh vẫn tiếp diễn, bất chấp thực trạng trên. Tại Việt Nam, câu chuyện hoàn toàn khác. Chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách phong tỏa cực kỳ nghiêm ngặt, tác động lên toàn bộ chuỗi cung ứng. Rõ ràng xuất khẩu tôm từ Việt Nam sẽ gặp độ trễ rất lớn”, ông Gulkin nhận định.

Tại Việt Nam, giá tôm thẻ cổng trại đang liên tục giảm sâu. Trong tuần 30, tức từ ngày 26/7 – 1/8, giá tôm giảm tới 6,6% xuống còn 100.000 đồng/kg (4,35 USD/kg). Đối với tôm cỡ 80 con/kg, mức giảm lên tới 8% xuống còn 82.000 đồng/kg (3,57 USD/kg), tôm cỡ 100 con/kg giảm 4% xuống còn 73.000 đồng/kg (3,18 USD/kg). Giá tôm nguyên liệu tại Veiẹt Nam chạm mức cao kỷ lục trong tuần 11 của năm 2021. Tuy nhiên, giá tôm cỡ 50 con/kg, 80 con/kg và 100 con/kg vào tuần 30 đã giảm lần lwọt 33%, 25% và 28% so với mốc giá tuần 11. Mức giảm giá theo VNĐ và USD được thể hiện trong biểu đồ dưới đây, sử dụng dữ liệu từ công ty công nghệ thủy sản Tepbac tại Việt Nam.

So sánh giá tôm thẻ nguyên liệu cỡ 50 con/kg sang đồng USD tại Việt Nam vơi stôm cùng cỡ từ Indonesia (dữ liệu từ Jala Tech) cho thấy giá tôm nguyên liệu tại Việt Nam giảm mạnh hơn rất nhiều. Giá tôm nguyên liệu tại Indonesia đang giảm nhưng ổn định hơn nhiều. Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu cỡ 60 con/kg (dữ liệu Undercurrent News không có dữ liệu giá tôm cỡ 50 con/kg từ Thái Lan), giá tôm Thái Lan cũng giảm sâu nhưng không mạnh bằng mức giảm tại Việt Nam.

“Giá tôm tại Việt Nam giảm chủ yếu do hệ quả của các chính sách phong tỏa, từ đó sản xuất sẽ suy yếu theo”, theo ông Gulkin. “COVID-19 đang tác động lên toàn bộ chuỗi cung ứng thủy sản và tôm, từ các nhà máy TACN, tới các lò sản xuất con giống, trại nuôi, các nhà máy chế biến, cảng, logistics và nguyên liệu đầu vào cho ngành”, theo ông Nguyễn Khánh Giàu, hiện đang vận hành hãng tư vấn và thu mua thủy sản Việt Nam Seabina Group.

Giá tôm Việt Nam đang gặp áp lực từ cả các vấn đề bên trong lẫn diễn biến giảm giá từ các nước sản xuất khác, ông Giàu cho hay. Ngành tôm đang gặp áp lực lớn trong giải quyết các vấn đề này trong tháng 8. “Ngoài ra, tiêu dùng tôm toàn cầu đang không có xu thế rõ ràng trong thời điểm này”. Vấn đề chính đối với Việt Nam là chỉ đạo của chính phủ về “3 tại chỗ”. Được viết tắt là 3T tại Việt Nam, chỉ đạo này nghĩa là các nhà chế biến phải giữ công nhân ăn, ngủ, làm việc tại chỗ để duy trì sản xuất, ông Giàu cho biết.

Giá tôm đang giảm cùng với áp lực lên các nhà máy áp dụng các quy tắc này, theo ông Giàu trả lời phỏng vấn Undercurrent News. Tình hình này càng nghiêm trọng hơn khi trùng với thời điểm thu hoạch rộ, ông Giàu cho biết thêm. “Nông dân không thể giữ tôm trong ao lâu hơn nữa khi họ đã nuôi tôm tới cỡ lớn. Nông dân buộc phải thu hoạch liên tục và một lượng tôm rất lớn đổ tới các nhà máy hàng ngày”. Nguồn cung tôm nguyên liệu đến ồ ạt vào thời điểm nhiều nhà máy đang hoạt động thấp hơn công suất tiêu chuẩn rất nhiều, ông cho hay.

Có đến 70% số nhà máy tại các tỉnh phía Nam đã đóng cửa do không có khả năng triển khai chỉ đạo trên, theo báo cáo từ VASEP gửi tới chính phủ. Những công ty đang vận hành thì đối diện nhiều khó khăn và chỉ hoạt động ở 40 – 50% công suất trước đây, theo thông tin từ VASEP cung cấp cho chính phủ. Sự kết hợp của tình trạng các doanh nghiệp nhỏ đóng cửa và các doanh nghiệp lớn phải hoạt động ở công suất thấp có thể khiến sản lượng đầu ra giảm 30 – 40% so với mức trung bình, VASEP cho biết. Chính sách này chỉ có thể kéo dài 2 – 3 tuần đối với công ty tầm trung và 4 tuần đối với doanh nghiệp lớn, VASEP cho biết thêm. VASEP kêu gọi chính phủ ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động trong ngành thủy sản – một ngành quan trọng của Việt Nam.

Chính sách 3 tại chỗ sẽ áp dụng cho Cà Mau, Bạc Liêu trong thời gian tới?

Tuần trước, các nhà máy tại Cà May và Bạc Liêu, hai tỉnh có công suất tôm lớn nhất tại Việt Nam, vận hành còn tương đối bình thường do các tỉnh này có số ca nhiễm COVID-19 ít hơn các tỉnh ở gần thành phố Hồ Chí Minh hơn. Mặc dù áp dụng 3 tại chỗ được chỉ đạo áp dụng cho tất cả các công ty, chính quyền đã để cho các công ty tại Cà Mau và Bạc Liêu áp dụng với tiến độ chậm hơn do số ca nhiễm COVID-19 tại các địa phương này còn thấp, ông Giàu cho hay. Tuy nhiên, trong cuối tuàn qua, chính phủ bắt đầu thực thi chính sách trên quyết liệt hơn tại các tỉnh phía Nam, bắt đầu với Cà Mau. Khoảng 70% số nhà chế biến thủy sản nhỏ tại Cà Mau đã đóng cửa như VASEP đã đề cập, ông Giàu nhấn mạnh.

Bạc Liêu có thể là địa phương tiếp theo áp dụng chính sách này, ông Giàu nhận định. “Tôi đưcọ biết các nhà máy tại Bạc Liêu đã được thông báo chuẩn bị áp dụng 3 tại chỗ. Nếu số ca nhiễm COVID-19 tăng tại Bạc Liêu thì chắc chắn chính sách này sẽ sớm áp dụng tại tỉnh”. Động thái của Cà Mau cang fkhiến giá nguyên liệu thô giảm sâu, với mức giảm dao động từ 5.000 – 8.000 đồng/kg (0,22 – 0,35 USD/kg), với tôm cỡ nhỏ giảm giá mạnh hơn tôm cỡ to, ông Giàu cho hoay. “Nếu Bạc Liêu cũng áp dụng chính sách 3 tại chỗ thì giá tôm sẽ giảm tiếp bởi đây là hai tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng tôm lớn nhất tại Việt Nam”.

Các tỉnh ĐBSCL khác như Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An có ít nhà máy chế biến tôm hơn nhưng cũng chịu tác động nặng nề, theo ông Giàu. “Thông thường, nông dân tại các tỉnh này nuôi tôm và thu hoạch tôm tươi để bán cho các chợ đầu mối tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện, các tỉnh này đang chịu tác động nghiêm trọng bởi COVID-19 và các nhà máy phải tạm ngừng sản xuất nên nông dân đối diện nhiều khó khăn. “Các thương lái trong khu vực đang nỗ lực đưa tôm tới các nhà máy lớn ở Sóc Trăng, Hậu Giang và Cần Thơ để bán”. Tuy nhiên, các nhà máy này cũng đang gặp nhiều khó khăn trong áp dụng 3 tại chỗ và vận hành ở mức công suất tối thiểu.

Quy tắc 3 tại chỗ đang được chứng minh ngày càng rõ rệt là không dễ thực thi. Đầu tiên, “rất bất tiện cho công nhân sinh hoạt cá nhân như tắm giặt và vệ sinh”. Tiếp nữa, công nhân không muốn ở trong nhà máy vì họ cần chăm sóc người già và trẻ nhỏ ở nhà hoặc những họ hàng bị óm. Cá cnhà máy đang tăng lương, thưởng, chỗ ăn ở miễn phí để thu hút công nhân ở lại. “Nhiều công nhân vẫn bỏ việc hoặc ở nhà bởi họ sợ COVID-19. Hơn nữa, sau khi áp dụng 3 tại chỗ, nhiều nhà máy phát hiện các ca nhiễm COVID trong công ty và một số phát hiện nhiều ca đến mức họ phải đóng cửa”.

Mặt khác, các vấn đề logistics tại Việt Nam cũng đang ngày một tồi tệ hơn. Theo báo cáo từ Hellenic Shipping News, trong nhiều ngày, container chồng chất tại cảng Cát Lái – một phần hệ thống cảng của thành phố Hồ Chí Minh. Lực lượng lao động tại cảng container lớn nhất Việt Nam này giảm 50% xuống chỉ còn khoảng 250. Cát Lái tắc nghẽn trong hơn 90 ngày và có kế hoạch đưa các container tới các cảng khác, theo báo cáo ngày 2/8.

Giá tôm Indonesia, Thái Lan cũng giảm

Mặc dù giá tôm tại Việt Nam giảm mạnh nhất, giá tôm tại Indonesia và Thái Lan cũng đang giảm. “Tại Indonesia, xuất khẩu chậm lại do những khó khăn trong vận chuyển”, theo ông Gulkin của Siam Canadian cho hay. “Kho lạnh của các nhà chế biến tôm Indonesia đã đầy ắp do không thể có container vận chuyển hàng tới nhiều thị trường, buộc sản xuất phải chậm lại”, ông Gulkin trả lời phỏng vấn Undercurrent News ngày 29/7. “Một số nhà đóng gói tôm cho biết vấn đề này gây ra do không thể tìm container để xuất khẩu nên đang đối diện với tình trạng giảm giá”.

Một nhà quản lý khác cho biết những nhiễu động trong logistics ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho ngành thủy sản hơn cả sự bùng phát COVID-19 tại Indonesia. “Số ca dương tính và tỷ lệ chết vẫn ở mức cao. Chính phủ không đủ tiền để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi chính sách phong tỏa nếu tiếp tục chính sách này”.

Dữ liệu từ Jala trên hệ thống dữ liệu giá của Undercurrent News – lấy giá trung bình tại nhiều tỉnh – đều cho thấy xu hướng giảm. Giá tôm cỡ 80 con/kg giảm 6% trong tuần 30 so với tuần 29 xuống còn 59.218 rupiah/kg (5,75 USD/kg), giá tôm cỡ 60 con/kg giảm 5% xuống còn 67.218 rupiah/kg (4,65 USD/kg) và giá tôm cỡ 40 con/kg giảm 2% xuống còn 83.218 rupiah/kg (4,09 USD/kg). So với tuần 30 của năm 2020, giá tôm cỡ 80 con/kg từ Indonesia giảm 5% và cỡ 60 con/kg giảm 2% nhưng giá tôm cỡ 40 con/kg lại tăng 3%, theo dữ liệu từ Jala trên Undercurrent News.

Tại Thái Lan, giá tôm giảm do thiếu giao dịch, ông Gulkin cho hay. “Đối với Thái Lan, tôi nghĩ nguyên nhân chính là do thiếu giao dịch khi giá tôm Thái Lan đang ở mức cao hơn so với các đối thủ khác, buộc giá tôm nguyên liệu phải giảm”. Theo dữ liệu giá của Undercurrent News, giá tôm Thái Lan cỡ 60 con/kg và 70 con/kg giảm 6% trong tuần 30 so với tuần 29 xuống còn 127,5 baht/kg (3,87 USD/kg) và 117,5 baht/kg (3,56 USD/kg), giá tôm cỡ 80 con/kg giảm 7% xuống còn 107,5 baht/kg (3,26 USD/kg). Giá tôm tuần 30 từ chợ Talay Thai – chợ đấu giá tôm lớn nhất miền trung Thái Lan – giảm 18% đối với tôm cỡ 60 con/kg, giảm 17% tôm cỡ 70 con/kg và giảm 19% tôm 80 con/kg so với cùng kỳ năm 2020.

Cước vận chuyển, thị trường quốc tế

Mặc dù giá tôm nguyên liệu giảm tại Đông Nam Á, diễn biến này đang bị lu mờ bởi cước vận chuyển tăng vọt, theo ông Gulkin cho hay. Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu sẽ không giảm mãi. “Không may là cước vận chuyển tăng phi mã và tình trạng bất ổn nghiêm trọng của các tuyến vận chuyển lẫn nguồn cung container làm lu mờ tác động của giá nguyên liệu giảm. Trong bất cứ trường hợp nào, nhu cầu tôm trên thị trường quốc tế đang mạnh hơn bao giờ hết nên tình trạng giảm giá tôm nguyên liệu có thể sẽ không kéo dài”, ông Gulkin nhận định. “Thị trường Mỹ và Canada hiện vẫn rất mạnh. Việc mở lại các nhà hàng và các địa điểm công cộng khác giúp ngành dịch vụ ăn uống quay trở lại, trong khi ngành bán lẻ vẫn tăng trưởng bán hàng ở mức cao”, ông cho hay. “Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải quan sát diễn biến trong tương lai và xem mức độ biến thể delta kéo lùi mọi thứ đến mức nào. Châu Âu cũng đang tăng tiêu dùng tôm”,

Ngay cả khi tình trạng đóng cửa nhà hàng tại phương Tây do biến thẻ delta gây ra thì bàn lẻ trực tiếp và trực tuyến vẫn sẽ tiếp tục bùng nổ, ông Gulkin cho biết. “Bất chấp mức tiêu dùng tại nhà hàng, khách sạn và địa điểm công cộng, bán lẻ trực tiếp, thương mại điện tử, bán đồ ăn mang đi, giao đồ ăn tại nhà, các ứng dụng giao hàng, sẽ vẫn phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới”.

Theo Undercurrent News

Admin

Gian hàng ảo mở ra cánh cửa mới cho nông sản Việt Nam tại Trung Quốc

Bài trước

VietShrimp 2024: Các giải pháp tìm cách phục hồi ngành tôm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản