0

Vị thế của Nga trên thị trường giao dịch thủy sản toàn cầu – và chiến lược của nước này nhằm tăng xuất khẩu thông qua chế biến sản phẩm GTGT cao – bị trật bánh khi nước này tấn công Ukraine, dẫn tới tình trạng gián đoạn trên diện rộng trong ngành thủy sản Nga.

Các thị trường năng lượng và thực phẩm lớn trên thế giới đều đang hỗn loạn trước một làn sóng các lệnh trừng phạt từ EU, Mỹ và các nước khác nhằm vào Nga – nước sản xuất khí đốt và lúa mỳ lớn trên thế giới. Và các nút thắt trong chuỗi cng ứng do đại dịch COVID-19 gây ra từ trước được cho là sẽ càng tồi tệ hơn do hệ lụy của cuộc xung đột này. Bà Glenn Koepke, tổng giám đốc hãng tư vấn chuỗi cung ứng FourKites, cho biết cước vận chuyển đường biển có thể tăng lên 30.000 USD/container và cước vận chuyển hàng không thậm chí có thể còn tăng cao hơn. “Chúng ta đang chứng kiến mức tăng phi mã trong cước vận chuyển cả đường biển và hàng không”, bà Koepke trả lời phỏng vấn The New York Times.

Việc loại bỏ một số ngân hàng Nga ra khỏi Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) có thể càng khiến triển vọng kinh tế Nga trở nên phức tạp và gây khó khăn chồng chất cho các công ty quốc tế có hoạt động kinh doanh với Nga. “Nếu Nga mất kết nối với SWIFT, thì chúng ta sẽ không nhận được ngoại tệ còn những người mua tại châu Âu thì không nhận được hàng từ Nga – dầu mỏ, khí đốt, kim loại và các hàng hóa quan trọng khác”, theo ông Nikolai Zhuravlev, Phó Chủ tịch Hạ viện Nga trả lời TASS.

Ngành thủy sản Nga vốn phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu bất chấp những nỗ lực phát triển thị trường nội địa trong thời gian gần đây, sẽ đối mặt với tương lai bất trắc nếu việc tiếp cận thị trường thế giới bị cản trở. Ngay cả trước cuộc xâm lược Ukraine, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Nga đã giảm tới 11,55% trong năm 2021 so với năm 2020, xuống còn 1,645 triệu tấn.

Bất chấp suy giảm lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu thủy sản của Nga trong năm 2021 tăng tới 26% lên 5,85 tỷ USD do sự chuyển dịch sang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chế biến sâu hơn như phile và xay, nhưng nhiều thị trường tăng trưởng nhanh của các phân khúc sản phẩm này đang áp các lệnh trừng phạt lên các sản phẩm của Nga. Trong năm 2021, ngành thủy sản Nga xuất khẩu sang 67 nước, so với 60 nước trong năm 2020. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Nga do Trung Quốc hạn chế nhập khẩu trước những lo ngại về COVID-19. Hàn Quốc chiếm 37% thị phần xuất khẩu thủy sản Nga về lượng và 50% về giá trị trong năm 2021, trong khi thị phần của Trung Quốc trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản của Nga giảm xuống còn 21% về lượng và 18% về giá trị. Có vẻ các cảng tại Hàn Quốc là các trung tâm trung chuyển cho thủy sản Nga sangTrung Quốc nhưng tuyến thương mại này có thể sớm biến mất. Ngày 28/2, Hàn Quốc thông báo hạn chế giao thương với Nga do cuộc xâm lược Ukraine.

Hà Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 của Nga trong năm 2021, theo sau là Nhật Bản, Belarus, Ukraine, và Nigeria. Một số trong các thị trường tăng trưởng nhanh nhất của thủy sản Nga là thị trường châu Âu, như Pháp, với mức tăng kim ngạch nhập khẩu thủy sản Nga lên tới 112% về lượng; Nga Uy tăng tới 100% về lượng trong năm 2021 so với năm 2020; Ý, với mức tăng 152% lượng nhập khẩu thủy sản Nga trong năm 2021 và Ba Lan, với mức tăng 113%. Phần lớn các thị trường này có thể thi hành các chính sách hạn chế giao thương nghiêm ngặt với Nga do hệ lụy của cuộc xâm lược Ukraine.

Các công ty thủy sản Nga tiếp tục thúc đẩy theo hướng chế biến sản phẩm GTGT, trọng tâm vào cá Pollock, theo Hiệp hội những nhà khai thác cá Pollock Nga (PCA) cho hay trong báo cáo đặc biệt công bố trên website. Vào tháng 1/2022, sản lượng cá Pollock phile tại Nga tăng vọt 44% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi sản lượng cá Pollock đông lạnh giảm. Sản lượng cá Pollock xay tăng 2,4 lần trong năm 2021 so với năm 2020 và sản lượng bột cá cũng tăng tới 55%, chủ yếu do công suất và năng lực chế biến của các đội tàu Nga tăng lên, với 32 tàu khai thác cá của Nga hiện được trang bị các dây chuyền phile.

Tăng trưởng giá trị xuất khẩu cá Pollock Nga chủ yếu đến từ xuất khẩu phile đông lạnh và xay, tăng tới 45% lên 145.000 tấn, trị giá 613 triệu USD trong năm 2020. Phile cá Pollock xuất khẩu đạt 76.000 tấn, tăng 50% trong cùng kỳ so sánh và có giá trị 247 triệu USD, tăng 58%. Phile cá tuyết tăng 33% lên 34.200 tấn, trị giá 239,5 triệu USD, tăng 36% trong cùng kỳ so sánh.

Cua là phân khúc dẫn đầu trong xuất khẩu thủy sản Nga tính theo giá trị. Với lượng chỉ ổn định ở mức 75.000 tấn, xuất khẩu cua mang về tới 2,5 tỷ USD trong năm 2021, tăng 1 tỷ USD so với năm 2020. Nhưng 3 trong số các thị trường xuất khẩu cua chính của Nga – Mỹ, EU và Hàn Quốc – đều đang cân nhắc trừng phạt hàng hóa Nga, với một số chính trị gia Mỹ công khai kêu gọi lệnh cấm thủy sản Nga và Trung Quốc cũng giảm mua thủy sản Nga do đại dịch COVID-19.

Theo Seafood Source

Admin

Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2024 của Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD; VASEP đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD vào năm 2024

Bài trước

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản