Các nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ đang gặp nhiều vấn đề trái chiều tại cảng: một số báo cáo thời gian thông quan nhanh hơn và nguồn cung container cao hơn; trong khi một số khác chỉ ra tình trạng tắc nghẽn kéo dài và nguồn cung kho lạnh sẵn có thấp trên cả nước. Sau khi đại dịch COVID-19 nổ ra vào đầu năm 2020, ngành thủy sản và nhiều ngành khác thiệt hại do cước vận chuyển tăng vọt, ít lựa chọn vận chuyển hơn và thất bại trong giải quyết tình trạng tắc nghẽn tại cảng khi các nhà giao dịch tranh nhau không gian bốc hàng lên tàu. Cước container tăng gấp 4 lần kể từ khi đại dịch nổ ra, tăng đặc biệt mạnh trong năm 2021 và hiện vẫn cao hơn nhiều so với mức cước trước khi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu trên nổ ra.
Trong khi một số nguồn tin trên thị trường cho biết tình trạng tắc nghẽn đã giảm bớt, một số khác lại cho rằng tình trạng trở nên tồi tệ hơn tại một số điểm. Tình hình cải thiện từ bối cảnh có thời điểm các công ty thậm chí không thể xác nhận cước vận chuyển hoặc phải trả các mức cước trên trời để vận chuyển bất cứ thứ gì. “Tất cả tình trạng đang cải thiện. Cước vận chuyển đường biển không còn tăng và ở phần lớn các tuyến đều đang giảm ít nhiều”, một nhà quản lý công ty thủy sản cho hay.
Nguồn cung kho lạnh tiếp tục ở mức rất thấp trên toàn nước Mỹ, vị quản lý này cho hay. “Tới một mức độ nào đó tôi cho rằng tình hình sẽ tự được giải quyết nhưng điều đó vẫn chưa diễn ra”. Nguồn cung kho lạnh thấp nghã là các container không thể dỡ hàng cho tới khi có chỗ, gây ra tình trạng ứ đọng và các nhà xuất khẩu thủy sản phải đối mặt với rủi ro biến động phí lưu kho.
Joe Chekouras, quản lý xuất nhập khẩu thủy sản tại công ty cung cấp tôm trên thị trường Mỹ là Mazzetta cho biết lưu thông vẫn chậm chạp nhưng đang dần cải thiện, với các tuyến vận chuyển bắt đầu mở ra nhưng tình hình vẫn chỉ tạm thời. “Tình hình rất hên xui”, ông nhấn mạnh khả năng đình công tại cảng ở Los Angeles – diễn biến có thể biến thị trường hỗn loạn trở lại. “Vấn đề lớn nhất và tôi biết nhiều công ty khác cũng đang gặp phải, là nguồn cung kho lạnh, nên một phần chuỗi cung ứng đang bắt đầu tắc nghẽn, gây ra tình trạng ứ đọng, khó dỡ container ra khỏi tàu”, ông Chekouras cho hay. Thiếu lao động đường sắt là diễn biến nhất tác động lên hoạt động cảng tại Los Angeles và gây ra tình trạng ứ đọng hàng hóa.
Một nhà nhập khẩu tôm Ấn Độ khác cho biết tình trạng thiếu container đã được giải quyết nhưng sẽ cần thêm một vài tháng để quay trở lại bình thường. “Tình hình đang tốt lên tại các cảng nhưng tất nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Cước container lạnh toàn cầu dự báo tiếp tục tăng trong quý 3, theo nhà phân tích ngành vận tải Drewry. Cước vận tải container lạnh ở tất cả 15 tuyến thương mại hàng lạnh sôi động nhất tăng hơn 50% trong năm thương mại kết thúc vào cuối tháng 6/2022. Tuy nhiên, tình hình chỉ bình ổn trên một số tuyến thương mại hàng lạnh, có thể kéo theo giảm nhẹ cước vận chuyển trong năm 2023 do chủ hàng không chấp nhận trả mức cước vận chuyển cao hơn, theo nhận định của Drewry. “Chúng tôi dự báo giảm nhưng vẫn chưa ghi nhận điều chỉnh giảm và cho rằng sẽ cần thêm thời gian, có thể năm tới, khi chúng ta có thể chứng kiến mức giá thấp, có lý hơn”, theo một nhà nhập khẩu tôm Ấn Độ cho biết.
Hồi đầu đại dịch, ông Jim Gulkin, giám đốc điều hành nhà cung cấp tôm Siam Canadian, từng ghi nhận cước vận chuyển từ nhiều nơi xuất bán tăng tới 20 – 40% chỉ qua đêm, một số mức cước từ các cảng như Trung Quốc tăng vọt. “Nguồn cung container đã tốt hơn rất nhiều và chi phí vận chuyển giảm từ phần lớn các nước xuất khẩu, mặc dù vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn trước COVID-19”, ông cho hay. Trong tháng 2/2022, chính quyền ông Biden thông báo sẽ dành 450 triệu USD để giúp giải phóng tắc nghẽn tại các cảng của mỹ, có thể sử dụng số tiền này để mở rộng cầu tàu, xây dựng những cầu tàu mới và sân ga để vận chuyển hàng hóa. Sam Galletti, chủ tịch Southwind Foods/Great American Seafood Imports, cho biết tình hình tại cảng đã cải thiện nhưng tình hình kho bãi vẫn rất căng thẳng.
Ngay giữa các báo cáo về tình hình cải thiện, một số dấu hiệu tiêu cực xuất hiện. Thời gian chờ tàu tai một số cảng bờ Đông và vùng Vịnh của Mỹ đang tăng, một số cảng hết kho bãi cho container, theo ông Travis Larkin, nhà nhập khẩu và chế biến chuyên nhập khẩu tôm Ecuador vào Mỹ. “Đây vẫn tiếp tục là một thách thức nghiêm trọng”, ông cho hay.
Tăng số lượng tàu container neo tại Savannah, Georgia, và Houston là dấu hiệu cho thấy các hang vận chuyển đang di chuyển hàng ra khỏi bờ Tây, mặc dù lưu lượng container tăng đang làm tăng giá kho bãi tại bờ Đông và vùng Vịnh. Các thách thức này bao gồm việc các hãng vận chuyển vẫn hủy chuyến do tình trạng tắc nghẽn tại cảng ở Mỹ mặc dù lưu lượng container từ Trung Quốc giảm mạnh do các cảng tại Mỹ vẫn tiếp tục gặp vấn đề nghiêm trọng về xử lý hàng.
Theo Intrafish
Bình luận