Cần giải pháp dài hạn cho tình trạng tắc nghẽn tại các cửa khẩu
Các trung tâm xử lý sơ bộ và các kho lạnh dọc biên giới cùng với các chuỗi logistics có hệ thống đều cần thiết, theo các chuyên gia. Bất cứ thay đổi nào trong chính sách nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đủ tạo nên tình trạng tắc nghẽn xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu.
Ông Nguyễn Quốc Toản từ Bộ NNPTNT, cho biết hơn 4.000 xe tải chở hàng hóa tắc nghẽn tại các cửa khẩu của Lạng Sơn, do đó cần phải có các trung tâm xử lý và các kho lạnh tại các khu vực dọc biên giới. Những nhà kho như vậy chưa có tại các tỉnh biên giới. Cáckho lạnh cần kết nối với cơ sở hạ tầng giao thông để tối thiểu hóa chi phí logistics. Một container hàng hóa không thể di chuyển từ Bình Thuận tới Móng Cái do giá trị nông sản sẽ bị mất đi trên đường vận chuyển. Trong khi đó, Quảng Ninh có cảng nước sâu tại Hải Hà nên hàng hóa có thể vận chuyển từ miền Nam ra miền Bắc bằng đường thủy để tối thiểu chi phí vận chuyển. Các trung tâm nông sản lớn như ĐBSCL cũng có thể tận dụng mạng lưới kênh đào địa phương.
Trước khi hoạt động phân phối hàng hóa bị tắc nghẽn tại các cửa khẩu, tình trạng tắc nghẽn đã xảy ra tại ĐBSCL trong thời gian giãn cách xã hội diện rộng, khi đại dịch ở mức nghiêm trọng. Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư, gián đoạn chuỗi cung ứng rất nghiêm trọng trong giai đoạn tháng 6 – 9/2021. Nông sản không thể tiêu thụ và giá giảm mạnh. Trong khi đó, người dân thành phố Hồ Chí Minh không thể mua nông sản và chi phí mua thực phẩm tăng vọt. Đối với mạng lưới bán lẻ, ông Nguyễn Anh Đức, CEO của Saigon Co-op cho biết có hai kiểu gián đoạn chuỗi cung ứng. Thứ nhất, gián đoạn ở từng địa phương. Hàng hóa không thể đi từ địa phương này tới địa phương khác, từ thành phố Hồ Chí Minh tới ĐBSCL, từ một tỉnh sang tỉnh khác. Thứ hai, gián đoạn do thiếu một số liên kết trong chuỗi. Ví dụ, khi nguồn cung lúa gạo dư thừa tại An Giang, các nhà sản xuất lại không có bao bì để đóng gói.
Tắc nghẽn tại các cửa khẩu sẽ dẫn tới biến động giá nông sản tại các địa phương trong thời gian tới và các nhà chức trách cần can thiệp để can thiệp để bình ổn thị trường.
Chế biến sâu, chiến lược rõ ràng
Đồng Tháp ở miền nam có xoài, Sơn La ở miền bắc cũng có xoài. Việt Nam có nguồn nông sản đa dạng nên cần quyết định cách sử dụng nông sản để tối ưu chuỗi giá trị, theo đó nông sản nào nên được sử dụng cho chế biến và nông sản nào dành cho tiêu dùng hộ gia đình. Ông Toàn cho biết Bộ Kế hoạch – Đầu tư và Bộ NNPTNT đã đưa các dự thảo giải pháp cho thành phố Cần Thơ để thiết lập một tổ hợp chế biến, bảo quản và logostics nông sản cho toàn ĐBSCL. Kế hoạch này sẽ được đệ trình lên Ban chỉ đạo quốc gia để phê duyệt. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiên Nghĩa đồng ý rằng ĐBSCL cần các kho lạnh để bảo quản hàng hóa và một trung tâm khép kín cho sản xuất, logistics và phân phối. Có những điều kiện thuận lợi sẵn tại khu vực này, bao gồm cảng biển, ngành chế biến và lực lượng lao động.
CEO của IME Việt Nam Đỗ Hòa cho biết 2 chiến lược cần cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là các chuỗi cung ứng cho xuất khẩu. Thứ hại là các chuỗi cung ứng cho thị trường nội địa. Mục tiêu của mỗi chuỗi cung ứng sẽ quyết định cách thiết kế hệ thống logistics. Các con đường tới ĐBSCL luôn đầy nghẹt xe cô, dành cho cả vận chuyển hàng hóa và hành khác. Các hàng hóa từ ĐBSCL chủ yếu là nguyên liệu thô và dễ hỏng nên vận chuyển nông sản bằng đường bộ không phải là giải pháp cạnh tranh. Cần có hệ thống logistics riêng cho nông sản. Chuỗi xuất khẩu cần thiết kế theo cách phục vụ kết nối với các cảng biển. Đồng thời, các chuỗi tiêu dùng nội địa cần phải được thiết kế để kết nối các vùng sản xuất nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL với thị trường tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại các nước phát triển, trí tuệ nhân tạo (AI) được áp dụng trong logistics và được dùng để tính toán mật độ phương tiện, tốc độ trung bình, tốc độ bốc dỡ hàng và nhu cầu tại càng khu vực để quyết định địa điểm cho các trung tâm phân phối chính.
Theo VNS
Bình luận