0

Lượng và giá trị nhập khẩu tôm vào Mỹ giảm mạnh trong tháng 8/2022, theo dữ liệu cung cấp từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA).

Trong tháng 8/2022, Mỹ đã nhập khẩu 71.666 tấn tôm, trị giá 664,8 triệu USD, tương đương giảm tới 20% về lượng và 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021 – thời điểm nhập khẩu đạt 89.423 tấn, trị gia s823,1 triệu USD.

Thị trường tôm có thể tiếp tục giảm trong năm 2022 sau khi nhập khảu năm 2021 tăng trưởng bùng nổ, theo nhà phân tích Angel Rubio tại Urner Barry – một diễn biến mà ông cho là “sự kiện ngẫu nhiên” sau đại dịch, vượt ra khỏi các khuôn khổ đã định hình trước đó – biến năm 2021 trở thành năm nhập khẩu tôm cao kỷ lục tại Mỹ kể từ khi số liệu này được ghi nhận. Ông Rubio cho hay những số liệu mới nhất mà ông tập hợp đều cho thấy xu hướng suy yếu của thị trường nhập khẩu tôm Mỹ, đồng thời nhận định thị trường khó bật tăng mạnh trong ngắn hạn.

“Thị trường cần một thời gian để cân bằng bởi chưa bắt kịp được trở lại tốc độ tăng trưởng trước đây”, ông Rubio trả lời phỏng vấn Undercurrent News. “Nhưng đây không phải là vấn đề lớn nhưng lại xảy ra trái mùa. Theo quy luật nhập khẩu theo mùa thì có thể nhập khẩu sẽ tăng nhanh trở lại khi thị trường dần bước vào giai đoạn nhu cầu mạnh cho các kỳ nghỉ lễ cuối năm, bao gồm Lễ Tạ ơn và Giáng sinh”. Dù vậy, các nước xuất khẩu tôm sang Mỹ vẫn ghi nhận suy giảm xuất khẩu. 8 trong số 10 nước top 10 và 4 trong số top 5 các nước cung cấp tôm cho thị trường Mỹ ghi nhận giảm về lượng và giá trị. Nước xuất khẩu tôm lớn thứ 4 sang thị trường Mỹ là Việt Nam ghi nhận sụt giảm mạnh nhất, tới 54%; trong khi Ấn Độ, nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang Mỹ, ghi nhận giảm 22%.

Chỉ 2 nước xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng dương là Ecuador với mức tăng trưởng 2% ở mức kim ngạch 16.752 tấn, trị giá 129,2 triệu USD, và nước xuất khẩu tôm lớn thứ 6 là Mexico với mức tăng lên tới 67% lên 1.280 tấn, trị gia 12,41 triệu USD. Ông Jim Gulkin, CEO kiêm nhà sáng lập Siam Canadian Group có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, cho rằng dữ liệu cho thấy các vấn đề trong trung chuyển do đại dịch gây ra và gần đây nhất là diễn biến lạm phát trên toàn cầu – trong khi thị trường tôm Mỹ lại dồi dào nguồn cung, giảm đơn hàng, thiếu kho lạnh bảo quản hàng hóa, sản lượng tôm tăng tại các nước xuất khẩu. “Tồn kho tôm tại Mỹ vẫn cao”, theo ông Gulkin cho hay. “Không có gì cả thiện trong logistics”.

Giá trị nhập khẩu tôm cũng giảm ở hàng loạt các nước cung cấp. Chỉ có nước cung cấp tôm lớn thứ 7 là Argentina (+3% với lượng 1/037 tấn, trị giá 12,98 triệu USD) và Mexico (+67%) ghi nhận tăng giá trị. CÁc nước khác đều ghi nhận giảm giá trị nhập khẩu trên thị trường Mỹ, dao động từ nước xuất khẩu lớn thứ 7 là Argentina (-2%, 12,9 triệu USD, tới nước xuất khẩu lớn thứ 3 là Ecuador (-3%, 16.752 tấn, trị giá 129,2 triệu USD), tới top 10 là Canada (-56%, 17 tấn, trị giá 1,8 triệu USD).

Theo ông Gulkin, thị trường đang diễn biến theo đúng như lịch sử từng diễn ra: quay vòng cao – thấp do nông dân và các nhà bán buôn phản ứng trước sự thay đổi trong khẩu vị của người tiêu dùng. “Đó là chu kỳ mà chúng ta đã quan sát thấy nhiều năm, khi thị trường tăng giá, nông dân tăng sản xuất, tăng thả nuôi và sẵn sàng tăng nguồn cung. Nguồn cung tăng, thị trường bắt đầu giảm giá và trong chu kỳ tiếp theo, nông dân giảm thả nuôi hoặc thậm chí nghỉ nuôi hoàn toàn”, ông Gulkin cho hay. “Cuối cùng chúng ta đối mặt với giảm nguồn cung tôm nguyên liệu, sau đó giá lại tăng trở lại”.

Đây có thể là một trong số các tin tốt khi so với tháng 7/2020, nhập khẩu tôm vào Mỹ trong tháng 8 tăng so với mức 67.782 tấn – mức này cũng thấp hơn 12% so với mức 77.255 tấn ghi nhận trong tháng 6/2022. Giá trị nhập khẩu tôm trong tháng 7/2022 đạt 621,51 triệu USD, giảm 13% so với mức 719,14 triệu USD trong tháng 6. Theo thước đo này, tháng 8 có thể được coi là tháng phục hồi mặc dù việc so sánh theo tháng thường được coi là không chính xác trong bối cảnh biến động mạnh nhập khẩu tôm.

Ông Gulkin cho rằng phần lớn tình hình sẽ phụ thuộc vào niềm tin của người tiêu dùng và ông không cho rằng niềm tin sẽ cải thiện nhanh chóng. “Với tâm lý bi quan về nền kinh tế, tôi nghĩ tiêu dùng sẽ giảm ở mức độ nào đó so với những năm trước. Tôi không thấy bất cứ một lực đỡ nào lớn trên thị trường và chúng ta nên nhìn nhận thẳng thắn vào một quý 4 đình trệ trước mặt”.

Theo Undercurrent News

Admin

Xây dựng nhà hộ gia đình tại Mỹ phục hồi nhưng thuế quan là rào cản

Bài trước

Mỹ nổi lên là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản