Ấn Độ có thể xuất khẩu 6 triệu tấn đường bất chấp các quy định của WTO
Trong năm 2021, xuất khẩu đường của Ấn Độ có thể đạt hơn 6 triệu tấn bất chấp việc WTO phán quyết nước này vi phạm các quy định khi triển khai các chính sách trợ cấp xuất khẩu, nhưng không tác động lên hoạt động xuất khẩu đường của nước này, theo các nhà chức trách thương mại Ấn Độ. Xuất khẩu đường Ấn Độ từ nước sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới có thể tiếp tục kìm giữ giá đường thế giới, hiện đang neo ở mức cao nhất trong 4,5 năm do sản lượng đường tại Brazil giảm.
Tuần trước, hội đồng WTO đã phán quyết có lợi cho Brazil, Úc và Guatemala trong tranh chấp thương mại với Ấn Độ khởi động từ năm 2019 liên quan đến trợ cấp đường và yêu cầu chính phủ Ấn Độ tuân thủ các quy định quốc tế. “Ấn Độ không trợ cấp xuất khẩu đường từ trước đến nay nên phán quyết này hoàn toàn không tác động lên xuất khẩu đường sau khi hội đồng WTO phán quyết liên quan đến xuất khẩu đường Ấn Độ”, theo Abinash Verma, giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất đường Ấn Độ (ISMA), thể chế của các nhà sản xuất đường tư nhân lớn nhất nước này.
Đối với năm marketing 2021/22, Ấn Độ hạ trợ cấp xuất khẩu đường đã triển khai trong 3 năm qua. Trợ cấp đã giúp các nhà máy đường xuất khẩu lượng đường lớn kỷ lục 7,2 triệu tấn trong niên vụ 2020/21. Các nhà sản xuất đối thủ cáo buộc chính pủ Ấn Độ phá vỡ các quy tắc WTO khi trợ cấp quá mức sản xuất và xuất khẩu trong nước đối với đường và mía đường. Ấn Độ sẽ kháng cáo phán quyết của WTO nhưng có thể tiếp tục các chính sách hiện tại cho tới khi có phán quyết cuối cùng, theo ông Verma, dẫn các quy tắc của WTO.
Các nhà máy đường Ấn Độ đã ký hợp đồng xuất khẩu 3,5 triệu tấn trong năm 2021 và có thể xuất khẩu tới hơn 6 triệu tấn trong năm nay, theo giám đốc điều hành Liên đoàn Các nhà máy HTX đường Prakash Naiknavare.
Theo Reuters
Bình luận