Các nhà máy đường Ấn Độ đã bắt đầu bán ra thị trường quốc tế mà không cần các chính sách trợ cấp từ chính phủ, có thể đẩy xuất khẩu đường của nước này tăng 14% so với năm tài khóa trước, lên mức cao kỷ lục 6,5 triệu tấn trong năm tài khóa 2020/21.
Xuất khẩu sẽ giúp nhà sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới này giảm tồn kho và hỗ trợ giá đường nội địa vốn đang gặp áp lực giảm do dư cung nội địa. Diễn biến này có thể cũng kìm hãm đà tăng giá tham chiếu trên các thị trường New York và Luân Đôn, vốn đã tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 4 năm hồi đầu năm nay. “Ấn Độ có thể dễ dàng xuất khẩu 4 triệu tấn đường trong niên vụ hiện tại. Xuất khẩu có thể tăng cao hơn con số này nếu giá đường quốc tế giữ ở mức trên 18 cents/lb”, theo ông Prakash Naiknavare, giám đốc điều hành National Federation of Cooperative Sugar Factories. Giá đường thô tương lai trên thị trường New York giao dịch trong khoảng 16,84 cents/lb hồi giữa tuần trước.
Giữa tháng 12/2020, Ấn Độ đã phê duyệt một chính sách trợ cấp để khuyến khích các nhà máy đang gặp vấn đề về tiền mặt có thể đạt mức xuất khẩu 6 triệu tấn trong năm tài khóa 2020/21 sẽ kết thúc vào 30/9 tới. Trước đó, các nhà máy đã xuất khẩu một lượng nhỏ - khoảng 15.000 tấn – mà không có bất cứ khoản trợ cấp nào. Các nhà máy đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 5,8 triệu tấn cho tới thời điểm này, trong khoảng 6 triệu tấn phân bổ cho xuất khẩu, theo một nhà giao dịch tại Mumbai cho hay.
Nhà giao dịch này cho biết phần lớn các nhà máy đều đã xuất khẩu hết mức hạn ngạch cho phép và một số ít đã bắt đầu xuất khẩu ngoài hạn ngạch, không có trợ cấp. Cùng quan điểm với các nhà giao dịch khác, ông cho biết các nhà máy đã ký hợp đồng xuất khẩu 150.000 tấn không hưởng trợ cấp xuất khẩu, với mức giá khoảng 29.500 rupees/tấn, so với mức giá trên 31.000 rupees/tấn trên thị trường nội địa.
Các nhà máy cần các khoản quỹ để thanh toán tiền mía nguyên liệu cho nông dân, vốn đang gặp khó khăn sau khi các lệnh phong tỏa nhằm kìm hãm virus corona làm giảm nhu cầu nội địa. Mặc dù các nhà máy có thể vay từ ngân hàng để thanh toán cho nông dân nhưng lại làm tăng lãi suất ngân hàng và chi phí bảo quản nên đang cắt lỗ để bán cho các nhà xuất khẩu.
Theo Reuters
Bình luận