Chính sách

Kiểm soát chặt nhập khẩu: Trung Quốc bắt buộc các nhà sản xuất thực phẩm nước ngoài đăng ký để thắt chặt an toàn thực phẩm.

0

Sàn đăng ký thông tin này thuộc quyền quản lý của cơ quan dịch vụ một cửa thương mại quốc tế Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước và được lồng ghép với sàn Đăng ký Doanh nghiệp Thực phẩm Nhập khẩu Trung Quốc. Sàn đăng ký thông tin này ra đời trước khi các giới chức hải quan địa phương của Trung Quốc triển khai “Các quy định hành chính về việc đăng ký của những nhà sản xuất nước ngoài đối với thực phẩm nhập khẩu”, sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2022.

“Tất cả các nhà sản xuất thực phẩm nước ngoài được nhắc nhở rằng các quy định mới sẽ có hiệu lực ngay lập tức vào ngày 1/1/2022 và không có thời gian gia hạn thêm. Quy định này sẽ áp dụng cho tất cả các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài, không bao gồm phụ gia hay các nguyên vật liệu tiếp xúc”, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) trong một thông báo chính thức. “Chúng tôi khuyến nghị tất cả các bên liên quan nhanh chóng hoàn thiện đăng ký cần thiết đúng thời hạn thông qua nền tảng trực tuyến. Xin nhấn mạnh rằng có 18 nhóm thực phẩm sẽ yêu cầu có xác nhận trước bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu bằng văn bản rõ ràng. Mục tiêu của các quy định mới và nền tảng trực tuyến này là để tăng cường quản lý thực phẩm nhập khẩu, được sản xuất tại nước ngoài trước khi thông quan vào biên giới Trung Quốc, cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm tuân thủ theo các tiêu chuẩn mà Trung Quốc yêu cầu”.

18 nhóm thực phẩm nói trên bao gồm thịt và các sản phẩm liên quan, thủy sản và các sản phẩm liên quan, các sản phẩm sữa, tổ yến và các sản phẩm liên quan, dầu ăn và chất béo, các loại ngũ cốc, bột mỳ và các sản phẩm men, rau và các loại hạt chế biến, gia vị, các loại hạt, hạt cà phê và cacao chưa rang. Tất cả các sản phẩm này sẽ cần có các văn bản bổ sung từ cơ quan quản lý an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu, ví dụ như Bộ Công nghiệp Cơ bản (MPI) cho các công ty New Zealand, Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường cho các công ty tại Úc, hay Cơ quan An toàn Thực phẩm và các tiêu chuẩn (FSSAO) cho các doanh nghiệp tại Ấn Độ.

Các doanh nghiệp sản xuất từ các phân nhóm khác không nằm trong danh sách này như đồ uống không cồn, bánh kẹo, đồ ăn vặt không làm từ các nguyên liệu yêu cầu có giấy phép bổ sung cũng có thể đăng ký trực tiếp thông qua nền tảng  China Import Food Enterprises Registration​ mà không cần có văn bản từ các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Tuy nhiên, tất cả các hồ sơ đăng ký sẽ được rà soát kỹ lưỡng từ phía Trung Quốc trước khi phê duyệt, và một mã hiệu đăng ký sẽ được cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu. “Các nhà sản xuất thực phẩm đã đăng ký sẽ được cung cấp mã hiệu đăng ký tại Trung Quốc, mã hiệu này cần được xuất hiện ở cả bao bì bên trong và bên ngoài (bao bì đóng gói lớn và bao bì lẻ) của các sản phẩm đang được xuất khẩu sang Trung Quốc”, GACC cho biết thêm. “GACC khuyến khích tất cả các doanh nghiệp đính kèm mã hiệu đăng ký đã cấp lên bao bì trong dài hạn để tránh các vấn đề trong quá trình thông quan. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng có thể chỉ định các đại lý tại Trung Quốc xử lý việc đăng ký này nhằm tránh các vấn đề về ngôn ngữ, nhưng cần cung cấp bằng chứng rằng họ đã ủy quyền cho đại lý làm việc này và cũng phải thông báo cho GACC nếu việc ủy quyền có thay đổi hoặc đã dỡ bỏ”.

An toàn thực phẩm tại Trung Quốc

Việc triển khai các quy định để quản lý an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thực phẩm và đồ uống vào Trung Quốc ngày càng khắt khe kể từ khi COVID-19 nổ ra và là quốc gia duy nhất trên thế giới xét nghiệm COVID-19 đối với nhập khẩu thực phẩm. Thực phẩm tươi là nhóm hàng hóa theo dõi đặc biệt trong năm 2020 sau khi nước này cho rằng một đợt bùng phát dịch liên quan đến cá hồi tại chợ và nhiều doanh nghiệp thực phẩm tươi xuất khẩu sang Trung Quốc gặp vấn đề về việc phải có các giấy tờ chứng minh hàng hóa sạch COVID-19 hoặc đứng trước rủi ro bị từ chối thông quan.

Mặc dù không chính thức liên quan tới những lo ngại về COVID-19, nền tảng mới này chính là cực điểm hoặc phiên bản cuối cùng của tất cả các biện pháp bổ sung mà Trung Quốc triển khai cho tới nay để đảm bảo an toàn thực phẩm nội địa: khi đăng ký lên nèn tảng này, một nhà sản xuất thực phẩm nước ngoài đã cho phép Trung Quốc tiến hành một “cuộc điều tra” các khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước khi cho phép xuất khẩu sang thị trường này. “GACC sẽ tự thân hoặc thông qua một tổ chức khác thành lập một đội công tác để kiểm tra mỗi hồ sơ đăng ký và sẽ tiến hành kiểm tra thông qua các phương pháp như thanh tra qua videos, thanh tra văn bản chứng từ, có thể thanh tra thực địa hoặc đánh giá toàn diện hơn và phân tích môi trường sản xuất – kinh doanh của nhà sản xuất liên quan”, theo GACC. “Mỗi nhóm công tác sẽ gồm không dưới 2 thành viên kiểm toán viên và cả nhà sản xuất lẫn các nhà chức trách địa phương nên hợp tác, hỗ trợ các cuộc điều tra này”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Chính sách