0

Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD, chạm mức cao kỷ lục từ trước tới nay nhờ nhu cầu thế giới phục hồi hậu COVID. Nhưng lạm phát toàn cầu ở mức cao và thị trường Trung Quốc còn bất ổn khiến các nhà quản lý ngành thủy sản lo lắng về khả năng suy thoái.

Trong 11 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 10,17 tỷ USd, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2021, đạt mục tiêu trong dài hạn mà chính phủ đã đặt ra trong báo cáo năm 2011. Mỹ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2022, chiếm 2,03 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai với giá trị xuất khẩu 1,58 tỷ USD, tăng 30,4% trong cùng kỳ so sánh. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng vọt 71,3% lên 1,47 tỷ USD và sang thị trường Hàn Quốc đạt 876,6 triệu USD, tăng 21,5% trong cùng kỳ so sánh.

Ngày 10/12/2022, Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức lễ mừng công, và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới về giá trị, sau Trung Quốc và Na Uy. Bất chấp không khí hứng khởi hiện nay, dự báo ngắn và trung hạn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam mang đến cho ngành này nhiều quan ngại. Phần lớn tăng trưởng đến từ nửa đầu năm 2022 khi nhu cầu bật tăng mạnh từ mức rất thấp do tác động của đại dịch COVID-19. Trong những tháng gần đây, doanh thu xuất khẩu giảm khi dữ liệu hải quan cho thấy giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng vào tháng 11 vừa qua, ở mức 788,8 triệu USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng 11% trong cùng kỳ so sánh lên 151,4 triệu USD và xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng 6,4% lên 127,2 triệu USD, doanh thu xuất khẩu sang tất cả các thị trường xuất khẩu chính khác của Việt Nam đồng loạt tụt giảm. GiÁ trị xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 5,6% xuống còn 76 triệu USD, sang Thái Lan giảm 0,1% xuống còn 28,4 triệu USD, sang Úc giả, 8,7% xuống còn 25,4 triệu USD, sang Anh giảm tới 23,3% xuống còn 18,6 triệu USD và sang Canada giảm mạnh 32,1% xuống còn 17,6 triệu USD.

Trong khảo sát gần đây với 117 công ty thủy sản Việt Nam do Vietnambiz tiến hành, 71% bên phản hồi dự báo năm 2023 sẽ khó khăn hơn năm 2022, với 22% cho rằng năm 2023 sẽ “cực kỳ khó khăn” cho hoạt động kinh doanh của họ và chỉ 7% có kỳ vọng lạc quan vào triển vọng thị trường trong năm tới. Lạm phát cao đẩy nhu cầu giảm và tăng tồn kho, biến động tỷ giá, thắt chặt tiền tệ khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu và cạnh tranh tăng từ Ecuador và Ấn Độ trên thị trường tôm là những nguyên nhân dẫn tới thái độ bi quan nói trên.

Tại một hội thảo ngành tôm tại Việt Nam vào đầu tháng 12/2022, CEO công ty Minh Phú, ông Lê Văn Quang, cho biết giá tri xuất khẩu của công ty ước đạt 600 triệu USD trong năm 2022, giảm từ mức hơn 650 triệu USD trong năm 2021, do doanh thu tháng 10 và tháng 11 lao dốc. Ông Quang cho biết ông lo ngại nhiều nông dân nuôi tôm tại Việt Nam sẽ phải tạm ngừng hoạt động sản xuất nếu tình hình kinh doanh tiếp tục giảm sút. Fimex (Sao Ta), một doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn khác của Việt Nam, cũng báo cáo giảm doanh thu do lạm phát và cạnh tranh tăng từ nguồn tôm giá thấp của Ecuador và Ấn Độ. Trong tháng 11/2022, xuất khẩu của công ty, bao gồm giá trị xuất khẩu nông sản khác, giảm tới 31,5% so với cùng kỳ năm 2021, xuống còn 13,9 triệu USD. Trong tháng 11/2022, công ty đạt sản lượng tôm chế biến là 1.478 tấn, giảm 37,4% so với tháng 10/2022, nhưng sản lượng giảm tương ứng với doanh số giảm do công ty chỉ bán được 1.116 tấn trong tháng 11, giảm 34,2% trong cùng kỳ so sánh.

Vĩnh Hoàn, công ty xuất khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam, cũng ghi nhận suy giảm xuất khẩu xuống 893 tỷ đồng, tương đương 38,2 triệu USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 13% so với tháng 10/2022. Giá trị xuất khẩu của Vĩnh Hoàn sang Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đồng loạt giảm. Trong khi giá trị xuất khẩu giảm, giá nguyên liệu tăng. Từ ngày 10 – 14/12, giá cá tra trung bình tăng 300 đồng/kg, theo nguồn tin từ một trong những nhà sản xuất thức ăn hàng đầu, cho biết là do chi phí đầu vào chính tăng. Ngành cá tra sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong quý 1/2023 do sức mua yếu từ Trung Quốc.

Theo Seafood Source

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản