0

Việc nới lỏng dần các hạn chế nhằm kiểm soát dịch bệnh tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới – Trung Quốc – sẽ tác động tới các nền kinh tế của khu vưc ASEAN, đặc biệt là Việt Nam – đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN từ năm 2016. Ngành chăn nuôi của Việt Nam dự báo sẽ bớt gặp khó khăn trong năm 2023, đặc biệt khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát COVID-19.

Sau gần 3 năm thi hành liên tục chính sách zero-COVID, Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp kiểm dịch và mở cửa biên giới trở lại từ ngày 8/1. Việc nới lỏng dần các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ tác động lên các nền kinh tế khu vực ASEAN, đặc biệt là Việt Nam – đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN từ năm 2016, theo công ty chứng khoán Agribank (Agriseco). Hiện Việt Nam đang đàm phán để được xuất khẩu thịt lợn chính ngạch sang Trung Quốc.

Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) dự báo thương mại biên mậu sẽ củng cố giá thịt lợn trong năm 2023. Xuất khẩu thịt lơn qua kênh chính ngạch từ Việt Nam sang Trung Quốc cũng có thể tận dụng lợi thế này. Các trang trại nuôi lợn thương phẩm theo mô hình 3F (Feed-Farm-Food) sẽ tiếp tục là thành phần hưởng lợi chính từ việc cho phép xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu cần đáp ứng nhiều quy định liên quan đến khả năng truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm trước khi yêu cầu cấp phép xuất khẩu chính ngạch. Các nhà phân tích tại CT chứng khoán VNDirect cũng cho rằng khó khăn cho các nhà sản xuất thịt lợn sẽ giảm bớt trong năm 2023 nhờ giá thịt lợn dự báo tăng 5% khi nhu cầu ăn uống ngoài gia đình phục hồi. Ngoài ra, giá ngũ cốc cũng có thể giảm do các nước xuất khẩu tăng nguồn cung và các sản phẩm ngũ cốc của Ukraine được giao hàng trở lại sau khi đạt thỏa thuận chấm dứt phong tỏa các cảng của nước này và giá phân bón giảm. Theo VNDirect, giá TACN nội địa sẽ giảm dần trong năm 2023.

Một yếu tố khác hỗ trợ hoạt động chăn nuôi lợn và các doanh nghiệp chế biến là tăng nhu cầu tiêu dùng khi thu nhập thực của người tiêu dùng tăng lên. Đồng thời, số lượng du khách quốc tế năm 2023 dự báo tăng trưởng tới 84% trong quý 2/2023 và 100% trong quý 4/2023, tạo ra sự phục hòi mạnh mẽ về giải trí, các dịch vụ nhà ở và ăn uống. Các chuyên gia từ VNDirect tin rằng các doanh nghiệp chế biến và chăn nuôi lợn sẽ ghi nhận tăng trưởng doanh thu trong năm 2023. Các doanh nghiệp có thể ghi nhận phục hồi tốc độ tăng trưởng doanh thu tổng, như CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco), CTCP Masan, CTCP BaF Việt Nam và CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn sẽ đối mặt với rủi ro tăng giá ngũ cốc thế giới trở lại do cuộc chiến Nga – Ukraine kéo dài có thể tác động tới các hoạt động vận chuyển hàng hóa trên biển Đen. Việt Nam nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu đầu vào TACN, nên tỷ giá USD/VND tăng cũng dẫn tới tăng chi phí sản xuất TACN. Bùng phát dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn ở cấp hộ gia đình chăn nuôi. Tuy nhiên, dịch bệnh sẽ không tác động tới tổng nguồn cung thịt lợn do các đợt bùng phát dịch không nghiêm trọng như trước và việc tiêm vắc xin cho lợn dự kiến bắt đầu vào năm 2023 sau khi hoàn tất giai đoạn thử nghiệm,

Ông Nguyễn Quốc Đạt, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết trong năm 2022, ngành chăn nuôi đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nguồn cung ngành chăn nuôi cho tới cuối năm 2022 khá ổn định. Giá các sản phẩm gia cầm có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào, trong khi nhu cầu thực phẩm tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể và trường học vẫn khá yếu. Hàng năm, nhu cầu thịt lợn sẽ tăng mạnh do các công ty chế biến tăng thu mua thịt lợn để chế biến hàng hóa cho Tết Nguyên đán, giúp giá lownjt ăng dần từ nửa cuối tháng 11 cho tới trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, giá lợn hơi và giá thịt lợn năm 2022 khá ảm đạm do nhu cầu có vẻ sẽ chưa tăng.

Dự báo nhu cầu thực phẩm cho Tết Nguyên đán năm 2023 giảm so với các năm trước đó, một phần do tiêu dùng yếu đi giữa bối cảnh lạm phát cao. Ông Dương Tất Thắng, cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NNPTNT cho rằng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2022 ước đạt hơn 506.000 tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm 2021. Trong đó, tổng sản lượng lợn hơi năm 2022 ước đạt 7 triệu tấn, mức cao nhất từ trước tới nay/ Ngành chăn nuôi sản xuất khoảng 18,4 tỷ trứng và 1,1 triệu tấn sữa.

Theo SSI, giá lợn hơi duy trì ổn định trong nửa đầu năm 2022 với mức giá trung bình 55.000 đồng/kg, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2021. Sau đó, giá lợn hơi tăng mạnh lên 70.000 đồng/kg vào tháng 7 và tháng 8. Giá tăng mạnh do phục hồi các hoạt động thương mại biên mậu lợn hơi từ Việt Nam sang Trung Quốc. Tuy nhiên, diễn biến tăng giá chỉ trong thời gian ngắn và sau đó giá lợn hơi giảm xuống còn 53.000 đồng/kg do Trung Quốc áp dụng các lệnh hạn chế nghiêm ngặt hơn đối với các hoạt động thương mại biên mậu theo chính sách kiểm soát COVID-19.

Trong khi giá nguyên liệu thô đạt đỉnh vào quý 2/2022 với mức tăng 17% đối với giá ngô, 60% đối với giá lúa mỳ và 10% đối với giá đậu tương so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, giá nguyên liệu thô đã giảm từ mức cao kỷ lục nói trên trong quý 3 và quý 4/2022. Do đó, chi phí sản xuất TACN tăng 38% so với năm 2021 và thậm chí còn tăng gấp đôi so với năm 2020, tác động lớn lên hoạt động sản xuất cấp hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi thương phẩm do TACN chiếm 75% tổng chi phí chăn nuôi. Chi phí sản xuất trung bình ở cấp hộ gia đình ước ở mức 55.000 – 60.000 đồng/kg lợn hơi, trong khi chi phí sản xuất trung bình tại các trại chăn nuôi thương phẩm ước ở mức 50.000 đồng/kg lợn hơi. Với mức giá trên, nông dân khó có lời còn các trại chăn nuôi thương phẩm ghi nhận lợi nhuận thấp hơn nhiều so với những năm trước đó. Năm 2022, lợi nhuận của các trại chăn nuôi thương phẩm ở mức thấp nhất trong 5 năm.

Theo Vietnam News

Admin

Giá lợn tăng vọt, các công ty chăn nuôi thu được lợi nhuận khổng lồ

Bài trước

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc