0

Bộ NNPTNT đã xúc tiến thương mại thành công, bất chấp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, giúp ngành nông nghiệp đạt thặng dư thương mại ấn tượng 3,9 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2021.

Trong các thỏa thuận thương mại do Bộ NNPTNT triển khai trong 7 tháng đầu năm 2021, đáng chú ý nhất là xuất khẩu vải sang Nhật Bản. Với các nỗ lực đàm phán và cam kết tuân thủ các quy định của phí Nhật Bản, phía đối tác Nhật Bản đã ủy quyền cho phía Việt Nam giám sát và phê chuẩn các quy trình xử lý kiểm dịch. Theo ông Hoàng Trung, cục trưởng Cục BVTV cho biết cơ quan này đã phải liên tục làm việc trực tuyến với phía Nhật Bản, thậm chí triển khai thanh tra trực tuyến, tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu vải thành công trong năm 2021. Bà Ngô Thị Thu Hồng, giám đốc CTCP Ameii Việt Nam, cho biết khi Việt Nam được cho phép giám sát các cơ sở xử lý kiểm dịch, kiểm dịch viên của Cục BVTV đã tới làm việc tại các cơ sở này, giúp xuất khẩu vải thuận lợi hơn rất nhiều so với năm 2020.

Cục BVTV cũng đã đàm phán với Malaysia về dư lượng thuốc trừ sâu để khôi phục hoạt động xuất khẩu ớt. Cơ quan này cũng đã xử lý nhiều vấn đề liên quan đến xuất khẩu trái cây tươi và xúc tiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là vải và khoai lang.

Cục Thú y thuộc Bộ NNPTNT cũng hỗ trợ thêm nhiều nhà máy xuất khẩu sữa và các sản phẩm sữa, lông, bột cá và dầu cá sang Trung Quốc. Cơ quan này cũng đã hoàn thiện quy trình thủ tục xuất khẩu các sản phẩm thịt gà chế biến sang Nga và đã nhận được phê duyệt xuất khẩu từ thị trường này. Ngoài ra, Cục Thú y cũng đã thảo luận và đàm phán với các nước như Mỹ, Trung Quốc và Nga để mở cửa thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT, các cơ quan liên quan đã đàm phán để mở cửa thêm nhiều thị trường xuất khẩu, đồng thời dỡ bỏ các rào cản kỹ thuật để thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản. Các cơ quan chức năng cũng điều phối và trao đổi thông tin với các đại sứ quán Việt Nam và văn phòng thương mại tại các nước để kịp thời phân tích và dự báo tiêu dùng nông sản tại các thị trường xuất khẩu chính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU và Trung Quốc trong suốt thời gian đại dịch. Các cơ quan chức năng tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến các rào cản an toàn thực phẩm để khơi thông xuất khẩu nông sản. Trong nửa đầu năm 2021, các cơ quan chức năng đã tổ chức thành công nhiều hoạt động thanh tra trực tuyến, giúp 13 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ, bên cạnh lần lượt 18 và 13 cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang các thị trường Nga và Hàn Quốc.

Theo ông Toản, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục đàm phán để dỡ bỏ các rào cản thương mại và kỹ thuật áp dụng lên nông sản Việt Nam, đồng thời mở rộng thị trường xuất khảua nông sản tới các nước có cấu trúc sản phẩm tương trợ các sản phẩm từ Việt Nam, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, EU hay Trung Đông, cũng như giới thiệu các sản phẩm phù hợp tới các thị trường tiềm năng như Nga, Trung Đông, châu Phi và ASEAN.

Theo VNS

Admin

Brazil được yêu cầu dỡ bỏ rào cản đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Bài trước

EU là thị trường tiêu thụ rau quả lớn thứ ba của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc