Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ cuối tháng 8, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm.
CTCP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang tại KCN Sông Hậu thuộc huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang vào đầu tháng 1/2021 đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên gồm 8 container tôm sang các thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản với mức giá cao hơn 4 – 5% trên thị trường châu Á. Ông Lê Văn Điệp, phó giám đốc tập đoàn thủy sản Minh Phú, cho biết tập đoàn sẽ tiếp tục nhắm tới các thị trường khó tính, đặc biệt là EU, để tận dụng Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực gần đây.
Ông Trơng Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết EVFTA đã chính thức có hiệu lực từ cuối tháng 8, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm. Trong năm 2020, xuất khẩu tôm đạt 3,85 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2019, bất chấp những khó khăn gây ra do đại dịch COVID-19, theo VASEP. Xuất khẩu tôm đặt mục tiêu đạt 4,4 tỷ USD trong năm 2021, tăng 15% so với năm 2020. CÁc nhà phân tích cho rằng xuất khẩu tôm năm 2021 sẽ thuận lợi nhờ số đơn hàng trên thị trường quốc tế tăng. Ngoài ra, trong tháng 1/2021, CTCP Chế biến và Xuất nhập khẩu Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) đã xuất khẩu lô 8 container thủy sản đầu tiên, trị giá khoảng 700.000 USD sang Canada, Úc, Mỹ và các thị trường khác.
Trong khi đó, xuất khẩu rau quả chỉ đạt 3,26 tỷ USD trong năm 2020, giảm 13% so với năm 2019. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 56% thị phần, theo Bộ NNPTNT. Ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết xuất khẩu rau quả giảm mạnh trong năm 2020, chủ yếu do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm tới khoảng 25% so với năm 2019. Xuất khẩu rau quả phụ thuộc nặng nề vào tình hình COVID-19. Ông Nguyên dự báo xuất khẩu rau quả sẽ đạt 3,7 tỷ USD trong năm 2021.
Các lô thủy sản xuất khẩu đầu tiên là một dấu hiệu lạc quan cho tình hình xuất khẩu năm 2021, đặc biệt là ngành nông sản. Xuất khẩu nông sản đạt hơn 40 tỷ USD trong năm 2020 – một con số kỷ lục. Tăng trưởng xuất khẩu nông sản 6,5% của năm ngoái có thể coi là một điểm sáng của bức tranh kinh tế, với một phần động lực đến từ việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTAs). Mặc dù nhiều thách thức vẫn còn trong năm 2021 do đại dịch, mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 42 tỷ USD là khả thi.
Các FTAs thế hệ mới
Các nhà xuất khẩu cần nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của mỗi nước và khu vực liên quan đến các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, các yếu tố liên quan đến lao động và các khía cạnh khác để ứng phó với các yêu cầu của FTAs một cách nhanh và hiệu quả nhất, các chuyên gia khuyến nghị.
Ông Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Bộ Công thương, cho rằng sự tham gia của Việt Nam vào các FTA đã giúp mở rộng và đa dạng hóa các thị trường xuất nhập khẩu. FTAs đã góp phần thúc đẩy GDP Việt Nam tăng 300% và doanh thu xuất nhập khẩu tăng 35%. Ngày 1/1/2021, UKVFTA – hiệp định thương mại song phương với Anh chính thức có hiệu lực, đưa tổng số FTAs có hiệu lực lên con số 15. Để tận dụng các cơ hội thị trường mở ra nhờ các FTAs này, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khuyến nghị các doanh nghiệp chuẩn bị tốt để tận dụng các FTAs mới và đã có hiệu lực, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 230 thị trường, bao gồm FTAs với 60 nền kinh tế.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 1/2021 đạt 27,7 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng 12/2020 và cao hơn tới 50,5% so với cùng kỳ năm 2020, theo Tổng cục Thống kê cho hay. 6 mặt hàng có giá trị xuất khẩu vượt 1 tỷ USD trong tháng 1/2021, chiếm gần 70% tổng giá trị xuất khẩu. Việt Nam có thặng dư thương mại 1,3 tỷ USD trong tháng 1/2021, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Theo VNS
Bình luận