0

Để đảm bảo chất lượng cao su, một đại diện Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết đang xúc tiến cấp chứng nhận Cao su Việt Nam (Vietnam Rubber) – một trong những bước đi cần thiết bên cạnh cải thiện chất lượng canh tác và chế biến cao su, đặt nền tảng để xây dựng thương hiệu cho cao su Việt Nam.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su Việt Nam đạt 1,3 triệu tấn, thu về hơn 2,1 tỷ USD, tăng 17% về lượng và 52% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Hiện Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của cao su Việt Nam, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam. Tuy nhiên, nước này đang thay đổi chính sách, gia tăng thêm nhiều rào cản kỹ thuật. Hơn nữa, mặc dù sản lượng cao su tiểu điền chiếm hơn 50% sản lượng, chất lượng cao su lại không ổn định.

Trong những ngày gần đây, công nhận tại vườn cao su của công ty cao su Phú Riềng tại tỉnh Bình Phước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), bận rộn thu hoạch mủ. Tại các tỉnh khác, chủ các vườn cao su tiểu điền cũng đang tìm kiếm công nhân từ các địa phương khác để thu hoạch mủ latex.

Không như nhiều năm trước, giá cao su năm 2021 duy trì ở mức trên 40 triệu đồng/tấn (1.767 USD/tấn), có lúc chạm mức 45 – 46 triệu đồng/tấn. So với giai đoạn năm 2012 – 2020, khi giá mủ khô chỉ ở mức 30 triệu đồng/tấn, giá cao su đã tăng tới 10 triệu đồng/tấn trong năm 2021. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, tăng trưởng xuất khẩu cao su duy trì ở mức cao trong những năm gần đây nhờ nhu cầu cao tại Trung Quốc – nước tiêu thụ tới 70% sản lượng cao su của Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước cung cấp cao su lớn thứ 11 cho thị trường Mỹ, với kim ngạch 30.000 tấn, tăng hơn 90% trong cùng kỳ so sánh. Nhờ đầu tư tốt hơn vào các kỹ thuật chăm sóc cây cao su so với các nước khác, trong những năm gần đây, cây cao su Việt Nam không nhiễm bệnh nấm lá, nên năng suất cao su ở mức cao. Trong khi đó, khoảng 0,6ha cao su trưởng thành tại Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Sri Lanka, Ấn Độ và Trung Quốc đã bị dịch bệnh hủy hoại. Ngoài ra, mưa trái mùa cũng làm gián đoạn thu hoạch mủ tại Thái Lan, Malaysia và Ấn độ. Dự báo trong giai đoạn 2021 – 2024, thế giới sẽ chứng kiến mặt bằng giá cao su mới do nguồn cung cao su đang giảm nên xuất khẩu cao su Việt Nam có thể tiếp tục hưởng lợi về giá.

Một nguyên nhân tăng giá cao su Việt Nam là nhờ Việt Nam đang cải thiện nhiều về chất lượng. Nhiều công ty cao su và chủ vườn cao su tiểu điền đang áp dụng khoa học công nghệ vào canh tác và sản xuất. Ví dụ, VRG đã thiết lập hai khu nông nghiệp công nghệ cao và 13 dự án nông nghiệp công nghệ cao trên diện tích 4.370ha. Công ty dự báo doanh thu sẽ đạt khoảng 48.000 tỷ đồng và lợi nhuận đạt hơn 10.000 tỷ đồng đến năm 2025.

Trong khi đó, công ty cao su Đồng Phú đổ tiền vào nâng cấp các nhà máy chế biến mủ cao su, sử dụng công nghệ hiện đại. Tổng công suất thiết kế của các nhà máy đạt 9.000 tấn mủ khối, khoảng 6.000 tấn mủ latex và 3.000 tấn mủ tờ RSS. Nối gót xu hướng này, công ty cao su Phú Riềng cũng liên tục áp dụng khoa học côn gnghệ để duy trì năng suất hơn 2 tấn/ha.

Hiện các sản phẩm cao su của 260.000 hộ tiểu điều đang đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu bởi chiếm tới 51% diện tích trồng cao su và gần 62% tổng sản lượng mủ cao su trên cả nước. Tuy nhiên, các chuyên gia thực địa cho biết hơn 80% hộ tiểu điền với diện tích trồng dao động từ 0,8 – 1,5ha không áp dụng công nghệ và không tuân thủ các quy định theo hướng phát triển bền vững. Do đó, chất lượng mủ của các hộ tiểu điều không ổn định, khiến giá bán cao su Việt Nam thường thấp hơn các nước khác. Ngoài ra, các hộ sản xuất tiểu điền thiếu thông tin về các khâu trong chuỗi cung ứng hoặc các tiêu chuẩn chất lượng cho mủ cao su đầu vào, tạo nên rủi ro cho ngành cao su Việt Nam khi gia nhập thị trường xuất khẩu trong tương lai.

Theo Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, nhà nước và một số tổ chức đã liên tục hỗ trợ sự phát triển của cao su tiểu điền. Tuy nhiên, quy mô hỗ trợ thường nhỏ, không đủ mang đến những lợi ích thực tế cho phần lớn các nhà sản xuất tiểu điền. Trong một hội thảo gần đây, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam Võ Hoàng An, khuyến nghị các nhà sản xuất tiểu điền nên nhóm họp thành lập 1 HTX, liên kết với các công ty lớn để phát triển mô hình sản xuất bền vững. Hơn nữa, các cơ quan quản lý chuyên trách nên phát triển một bộ các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia làm cơ sở pháp lý cũng như khuyến khích các doanh nghiệp cao su xây dựng các mô hình liên kết giữa các hộ tiểu điền và các doanh nghiệp, tạo nguồn nguyên liệu thô không chỉ đảm bảo chất lượng ổn định mà còn đáp ứng các tiêu chí bền vững theo các yêu cầu của thị trường tương lai.

Theo SGGP

Admin

Năm 2019: vui cho tất cả, ngoại trừ nông dân

Bài trước

Xuất khẩu cao su Việt Nam cần ổn định về chất lượng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su