Thủy sản

“Rủi ro quá lớn”: Hiệp hội thủy sản Ấn Độ cảnh báo các thành viên không xuất khẩu sang Trung Quốc

0

Trong tháng vừa qua, khoảng 70 nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đã bị áp lệnh tạm dừng xuất khẩu và không có gì đảm bảo là tình hình sẽ sớm cải thiện. Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ (SEAI) đang khuyến nghị các thành viên không xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, sau khi một số thành viên bị áp lệnh tạm ngừng xuất khẩu trong tháng 6/2021.

Ít nhất 70 nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đã bị áp lệnh tạm ngừng xuất khẩu trong vài tuần qua, sau khi các nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố phát hiện “nucleic acid của virus corona mới” trên một số bao bì các sản phẩm đông lạnh, theo Tổng thư ký SEAI Elias Sait. “Một số container đang phải quay trở lại cảng xuất phát và một phần thì không quay trở lại – hiện chưa rõ tình trạng của số hàng này”, theo ông Sait trả lời IntraFish. “Những gì chúng tôi đang khuyến nghị các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ là không xuất hàng sang Trung Quốc cho tới khi mọi thứ rõ ràng hơn. Rủi ro quá lớn cho họ khi các lô hàng lẫn container đều đang quay trở lại. Nếu họ vẫn muốn gửi hàng thì họ vẫn có thể làm nhưng chúng tôi đang thông báo rằng đó là rủi ro của riêng họ”.

Cơ quan Phát triển Các sản phẩm Thủy sản của Ấn Độ (MPEDA) hiện đang thảo luận với Đại sứ quán Ấn Độ tại Trung Quốc để nỗ lực giải quyết tình hình này, ông Sait cho hay. “Hãy nhìn vào những gì đã làm, hiện vẫn chưa rõ thái độ từ phía Trung Quốc”, ông cho hay. SEAI đại diện cho gần 450 nhà xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu từ 70 nhà xuất khẩu trong số này sang Trung Quốc đang bị tạm ngừng. Tuy nhiên, một số nhà xuất khẩu khác vẫn đang tiếp tục vận chuyển hàng bởi họ đã có quá nhiều lô hàng đang trên đường và tin rằng trong vòng 7 ngày sau lệnh cấm tạm dừng thì các lô hàng này sẽ có thể cập các cảng Trung Quốc. “Tình hình rất khó dự báo và không có gì đảm bảo dự đoán trên sẽ thành hiện thực”, ông Sait phát biểu. “Nhưng theo những gì chúng tôi biết thì nếu công ty bị tạm dừng xuất khẩu 1 tuần thì sau đó công ty phải trải qua một đợt thanh tra trước khi hoạt động xuất khẩu có thể nối lại. Phía Trung Quốc rất mù mờ”.

Bối rối trước những con số

Trước đó, các báo cáo cho biết có tới 1.200 container của các nhà xuất khẩu tôm Ấn Độ đang bị kẹt tại các cảng của Trung Quốc, bao gồm hàng hóa có giá trị tới 161 triệu USD.

Ông Jim Gulkin, giám đốc điều hành nhà cung cấp tôm Siam Canadian, xác nhận có nhiều container tôm Ấn Độ đang bị kẹt tại các cảng của Trung Quốc nhưng không thể nói chính xác bao nhiêu. “Có thể là 1.000 hoặc không, tôi không thể nói chính xác nhưng rõ ràng quy mô là rất lớn nhưng ước tính 1000 container chở đầy các lô hàng tôm bị kẹt là một ước tính không thực tế”.

Trong khi đó, ông Sait cho rằng còn số 1.000 container là thực tế và gọi đó là “tin đồn”. “Có bao nhiêu container thì đó chỉ là ước đoán của ai đó”, ông Sait nhận định, “nhưng chắc chắn không chỉ có tôm trong các lô àng mà còn có các container cá từ bờ tây cùng với nguyên liệu thô vận chuyển sang Trung Quốc cũng đối mặt cùng vấn đề. Tôm có thể chỉ chiếm 50% trong số hàng hóa này”.

Tôm cỡ lớn là giải pháp?

Trung Quốc có xu hướng mua tôm cỡ nhỏ, nên SEAI đã khuyến nghị nông dân cứ để tôm sinh trưởng lên cỡ lớn hơn trước khi thu hoạch, mang đến cho họ lựa chọn xuất khẩu sang các thị trường khác. “Vấn đề xuất khẩu tôm sang Trung Quốc chưa có hướng giải quyết nên chúng ta cần tìm cách khác”. Ông Sait đặt ra câu hỏi Trung Quốc có thể cấm nhập khẩu từ các nước khác bao lâu nữa.

Các nhà sản xuất tôm Ecuador đối mặt với cùng vấn đề hồi năm ngoái, khi Trung Quốc khẳng định việc phát hiện ra COVID-19 trong nước đến từ việc tiếp xúc với các nguồn bên ngoài do tôm phải trải qua một chuỗi cung ứng dài trước khi tới điểm đến. “Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ nỗ lực tìm ra giải pháp bởi lệnh cấm này không chừa nước nào nên không thể tiếp diễn như vậy”, ông Sait phát biểu. “Họ cũng phải giải thích các nguyên nhân một cách khoa học”.

Trung Quốc là nước nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Ấn Độ sau Mỹ, chiếm khoảng 46% về lượng nhập khẩu.

Nông dân thiệt hại nặng nhất

Manoj Sharma, giám đốc điều hành Mayank Aquaculture, và chủ tịch Hiệp hội thương nhân thức ăn thủy sản Gujarat và nuôi trồng thủy sản Gujarat, trả lời phỏng vấn IntraFish cho biết khó có thể có 1.000 container tôm bị kẹt tại Trung Quốc, mặc dù ông xác nhận Trung Quốc đang từ chối mua và chỉ muốn các sản phẩm đi kèm chứng nhận đã kiểm tra COVID-19. “Nhiều người phản đối các con số này và một số cho rằng không quá 150 container tôm bị kẹt”, ông Sharma cho biết. “Tôi chỏ ằng một nửa số container đã rời Andra Pradesh và bị tắc tại cảng. 500 container đã là một con số rất lớn đối với các nhà chế biến từ bờ tây Ấn Độ”.

Ông Sharma cho biết tác động lớn nhất từ sự ùn tắc xuất khẩu chính là nông dân nuôi tôm, do giá cổng trại đang giảm mạnh và chi phí sản xuất tăng. Đối với tôm cỡ nhỏ chất lượng cao – 50-60 con/kg, nông dân đang thua lỗ khoảng 0,5 USD/lb, ông Sharma cho hay. “Đồng thời, giá thức ăn nuôi tôm và nhiên liệu thì tăng tới 20%”, ông cho biết thêm.

Theo IntraFish

Admin

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài trước

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ làm tăng chi phí cho các nhà rang xay cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản