Đầu tư

Nhu cầu thịt thúc đẩy đầu tư mạnh vào chăn nuôi

0

Giữa bối cảnh nhu cầu đối với thịt lợn chất lượng cao gia tăng, Việt Nam đang chứng kiến làn sóng đầu tư mạnh vào thị trường thịt sạch.

Gần đây, AVG Capital Partners, một quỹ vốn tư nhân từ Nga, đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) với UBND tỉnh Thanh Hóa để xây dựng tổ hợp chế biến thịt lợn trị giá 1,4 tỷ USD tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Với diện tích 1.000ha, tổ hợp này có công suất thiết kế để sản xuất 5 triệu con lợn hàng năm, bao gồm 43 trại nuôi thương phẩm và 3 trại lai giống, một nhà máy TACN hỗn hợp có công suất 2 tấn/năm  và một nhà máy giết mổ - chế biến có công suất 600.000 tấn/năm.

Ông Phong Quách, trưởng bộ phận phát triển kinh doanh tại Ipsos Strategy3 Việt Nam, cho biết về cơ bản, bất cứ khoản đầu tư công nghệ cao nào vào nông nghiệp đều tốt cho Việt Nam. Đó là bởi ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn đang nỗ lực thu hút thêm công nghệ để tăng sản lượng, phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Bộ NNPTNT xác định các mục tiêu tới năm 2030 sẽ nỗ lực tăng sản lượng thủy sản GTGT cao thay vì tăng sản lượng. Ông Quách cho biết thêm: “Khi chúng ta nhìn sâu hơn vào những điểm khác nhau trong chuỗi giá trị và đàu tư, những vận động đa dạng trong cạnh tranh phụ thuộc vào điểm mà chúng ta nhìn vào. Động thái đầu tư mới nhất từ AVG Capital Partners là môt hình đầu tư khép kín TACN – Chăn nuôi – Thực phẩm (Feed-Farm-Food 3F), bao phủ toàn chuỗi sản xuất. Tuy nhiên, công suất của nhà máy chế biến cao hơn nhiều so với nguòn cung nguyên liệu thô, với 600.000 tấn thịt chế biến so với 5 triệu con lợn hàng năm. “Điều này cho thấy cơ hội lớn cho các trại nuôi của Việt Nam cung ứng cho nhà máy này. Nếu AVG Capital Partners tìm kiếm nguồn lợn sống từ các trang trại của Việt Nam, điều này sẽ củng cố niềm tin sản xuất tại địa phương trong khi các đại dịch vẫn hoành hành và gây khó khăn cho ngành chăn nuôi toàn cầu, bao gồm Việt Nam.

Một tên tuổi khác, CJ VinaAgri, một thành viên của Tập đoàn CJ tại Việt Nam, đã chính thức ra mắt chuỗi bán lẻ thịt sạch Meat Master tại thành phố Hồ Chí Minh. Thịt chất lượng cao theo chuỗi 3F và động thái này là một phần trong các nỗ lực của tập đoàn CJ để tăng sự hiện diện tại Việt Nam và thâm nhập vào thị trường đầy triển vọng này. Tập đoàn CP từ Thái Lan cũng đang đầu tư vào kênh bán lẻ để bán thịt mát và chế biến như Fresh Mart và C.P. Pork Shop. Doanh thu của mảng kinh doanh nông sản và thực phẩm tăng lên 640 triệu USD trong 2 quý gàn đây, với các nguồn thu từ phân khúc TACN đạt khoảng 200 triệu USD mỗi quý. CP sở hữu những trại chăn nuôi lớn nhất Việt Nam với sản lượng 16.000 – 17.000 tấn/ngày.

Nhà sản xuất TACN lớn từ Hà Lan là De Heus đã hợp tác với tập đoàn Hùng Nhơn tại Việt Nam để phát triển tổ hợp Nông nghiệp Công nghệ cao Đăk Lăk DHN. Dự án này được kỳ vọng sẽ hình thành một khu chăn nuôi sạch bệnh và cung cấp các giống lợn, gà năng suất cao cho thị trường. Liên doanh trị giá 66 triệu US sẽ cung cấp 2.500 lợn cụ kị và ông bà, cùng với 25.000 lợn bố mẹ và nái hậu bị cho thị trường khi đi vào hoạt động. Ông Vũ Mạnh Hùng, tổng giám đốc tập đoàn Hùng Nhơn cho biết: “Chúng tôi sẽ đầu tư vào một chuỗi cửa hàng thịt sạch với quy trình khép kín từ nuôi và chế biến tới phân phối các sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng để giảm chi phí trung gian và vận chuyển”.

Các tên tuổi lớn cùng chia sẻ cách tiếp cận nâng cao chất lượng và tiêu chuẩn để đạt thành công, thích ứng với nhu cầu tăng của người tiêu dùng Việt Nam – đặc biệt là tầng lớp trung lưu – đối với thực phẩm sạch và an toàn. Thị trường thịt Việt Nam rất lớn và các sản phẩm tươi, chất lượng cao và tiêu chuẩn cao chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng thị trường nên ngành này sẽ tiếp tục thu hút đầu tư.

Ông Quách chỉ ra rằng sự khác biệt chính giữa những công ty này nằm ở chiến lược bán lẻ. Tại Việt Nam, dựa trên những kinh nghiệp của Ipsos, có 3 chiến lược bán lẻ thịt lớn, bao gồm: tận dụng hệ thống bán lẻ hiện đại, tập trung vào chợ truyền thống và chiến lược độc lập với thị trường.

Hai chiến lược đầu có trọng tâm rõ ràng vào người tiêu dùng, ưu tiên sự tiện lợi – vốn là yếu tố rất quan trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam. Các địa điểm được lựa chọn thông qua nghiên cứu thói quen người tiêu dùng để tạo lập hành trình đi mua thịt ngắn nhất trong tổng số hành trình mua sắm. “Trong khi đó, thiết kế bán lẻ của CJ Meat Master tuân thủ chiến lược thứ 3. Cửa hàng đầu tiên tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh nằm tại địa điểm không có chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi hay siêu thị gần kề. Điều này nghĩa là định dạng bán lẻ này không định tận dụng bất cứ lưu lượng khách mua sắm thực phẩm và đồ ăn ở gần, thay vào đó là các dạng mục đích chiến lược và lưu lượng người di chuyển khác”.

Đi trước cuộc chơi, Masan MEATLife, một công ty con của tập đoàn Masan, đã tung ra dòng thịt mát thương hiệu được chứng nhận là MEATDeli từ năm 2018, sử dụng công nghệ và tiêu chuẩn châu Âu. Đặc biệt, Masan còn đi một bước dài là thâu tóm VinCommerce và VinEco, đưa các sản phẩm MEATDeli lên kệ hàng của Vinmart. Cả thị trường thịt sạch và chế biến vẫn còn rất nhỏ tại Việt Nam nhưng tầng lớp trung lưu đang mang đến cho thị trường này của Việt Nam những cơ hội lớn. “Do đó, điều quan trọng đối với các công ty trong nước và quốc tế là hiêu nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam và cung cấp sản phẩm có chất lượng, có tính tới văn hóa mua sắm của địa phương và đặt ra lộ trình dài hơi cho công cuộc chuyển đổi sang sản xuất thịt sạch và an toàn”, ông Quách kết luận.

Theo VNS

Admin

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 19/11

Bài trước

De Heus thâu tóm mảng kinh doanh TACN của Masan, củng cố vị trí chiến lược tại Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư