Thịt

Tương lai tươi sáng cho các nhà sản xuất chăn nuôi Việt Nam

0

Bất chấp những gián đoạn do đại dịch COVID-19, chi phí TACN tăng và giá thịt giảm, các công ty chăn nuôi tại Việt Nam vẫn ghi nhận các kết quả kinh doanh tích cực nhờ mô hình 3F (feed-farm-food) khép kín. Do đó, ngành chăn nuôi dự báo có triển vọng tăng trưởng tích cực trong trung và dài hạn.

Mô hình 3F, phương pháp chăn nuôi khép kín bao gồm TACN, trại nuôi và chế biến thực phẩm, hiện đang là xu hướng phát triển mà các công ty lớn như tập đoàn Masan (MSN), tập đoàn Hòa Phát (HPG), tập đoàn Dabaco (DBC) và Vinamilk (VNM) áp dụng, Mặc dù lợi nhuận của Dabaco giảm do giá thịt lợn giảm nhưng các kết quả kinh doanh trong các đợt bùng phát đại dịch đối với các sản phẩm chăn nuôi của công ty vẫn rất tích cực. Trong báo cáo tài chính nửa đầu năm 2021, doanh thu ròng của công ty đạt 5.070 tỷ đồng, và lơi nhuận sau thuế đạt 579,9 tỷ đồng. Công ty chứng khoán ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng tăng trưởng doanh thu chính của Dabaco chủ yếu nhờ phân khúc kinh doanh 3F. Và tăng trưởng của 3F chủ yếu đến từ mảng TACN, cũng như các mảng chăn nuôi lợn và sản xuất trứng.

Báo cáo từ Cục Thú y thuộc Bộ NNPTNT cho thấy từ đầu năm 2021, dịch tả lợn được phát hiện tại 1.498 cơ sở chăn nuôi thuộc 50 tỉnh thành, buộc phải tiêu hủy 93.261 con lợn, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi khép kín, chất lượng cao đã giúp Dabaco không chỉ tránh được các vấn đề trên mà còn tận dụng được cơ hội để tăng thị phần. Dabaco lập kế hoạch 5 năm từ năm 2020 – 2025 đạt mốc doanh thu trên 1 tỷ USD, tương đương 25 – 30 nghìn tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, công ty sẽ tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư của các dự án cốt lõi, bao gồm các nhà máy TACN và các khu vực chăn nuôi công nghệ cao tại các tỉnh Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, và Bình Phước , cùng các dự án chế biến sâu nông sản và thực phẩm.

Tập đoàn Masan, một trong những công ty hàng đầu trong ngành bán lẻ và thực phẩm, cũng tăng đầu tư vào mô hình 3F khép kín để hoàn thiện chuỗi giá trị, quản lý chất lượng chặt chẽ từ sản xuất tới chế biến và phân phối sản phẩm, Sản xuất theo mô hình 3F giúp Masan quản lý nguồn nguyên liệu thô và tự cung cấp cho các hệ thống siêu thị của chính công ty. CÁc sản phẩm chăn nuôi của công ty có lợi thế lớn khi được tiêu thụ tại chuỗi bán lẻ VinCommerce, một công ty con của Masan với gần 2.500 siêu thị và các cửa hàng VinMart/VinMart+. Đến cuối thang s7/2021, CTCP Masan MEATLife, một nhà máy chế biến thịt và là công ty con của Masan, đã tăng công suất để đảm bảo nguồn cung thực phẩm ổn định cho thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn áp dụng giãn cách xã hội.

Masan MEATLife cung cấp 100.000 – 150.000 hộp thịt mát MEATDeli mỗi ngày, tương đương 35 – 50 tấn thịt mát mỗi ngày cho các chợ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, doanh nghiệp cũng tăng gấp đôi lượng thịt cung cấp cho các chợ tại Hà Nội. Để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô, tập đoàn Masan sở hữu một trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao tại tỉnh Nghệ An với công suất 250.000 con lợn hàng năm.

Tập đoàn Hòa Phát, một trong những nhà sản xuất thép dẫn đầu Việt Nam, cũng quyết định tham gia ngành chăn nuôi khi nhìn thấy cơ hội trong ngành này. Năm 2015, CTCP Phát triển Nông nghiệp Hòa Phát là đơn vị quản lý và vận hành toàn bộ các hoạt động đầu tư kinh doanh nông nghiệp của tập đoàn. Các lãnh đạo của Hòa Phát cho biết công ty này tập trung vào mảng TACN và chăn nuôi lợn, bò sữa và gia cầm, đồng thời phụ thuộc và diễn biến thị trường, công ty sx nghiên cứu và đầu tư vào chế biến và phân phối thực phẩm cho người tiêu dùng. Hiện sản lượng trứng sạch của Hòa Phát đạt 750.000 quả/ngày và hiện diện tại hầu khắp các siêu thị lớn tại Hà Nội.

Triển vọng tích cực

CTCP Chứng khoán MB (MBS) cho biết ngành chăn nuôi có triển vọng rất tích cực trong trung và dài hạn. Việt Nam có thể trở thành nước tiêu dùng thịt lợn lớn thứ 2 tại châu Á và tiếp tục là mộtt rong những nước có mức tiêu dùng thịt lợn trên đầu người hàng đầu thế giới, xếp thứ 2 tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD. Việt Nam dự báo vượt qua Hàn Quốc vào cuối năm 2021. Sự phát triển của ngành thịt lợn Việt Nam là động lực chính cho ngành TACN trong nước. Mặc dù giá tịt lợn vẫn đang gặp áp lực giảm nhưng vẫn ở mức rất cao so với những năm trước.

Sản xuất thịt lợn dự báo tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025 và 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương đương mức tăng trưởng trung bình hàng năm 3,1% trong giai đoạn 2021 – 2030. Trên thị trường gia cầm, OECD dự báo tiêu thụ gia cầm của Việt Nam trong 10 năm tới có thể đạt tăng trưởng trung bình 2,9%/năm. Xu hướng tiêu dùng gia cầm thực tiếp tiếp tục tăng tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên giá gia cầm nội địa đang ghi nhận xu hướng giảm do đại dịch COVID-19 và giá TACN tăng.

Ngành TACN ghi nhận tăng trưởng mạnh. Sản xuất TACN của Việt Nam chỉ đạt 8,5 triệu tấn trong năm 2008 đã tăng vọt lên 20,5 triệu tấn trong năm 2020, với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7,6%/năm. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết quy mô thị trường TACN Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,06%/năm, đạt 12,27 tỷ USD vào năm 2025, so với mức 9,124 tỷ USD trong năm 2019.

Theo VNS

Admin

Hộ gia đình Trung Quốc tăng chi tiêu vào trái cây, sữa và thủy sản nhanh hơn vào thịt và gia cầm

Bài trước

Cập nhật thực trạng nhu cầu TACN Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt