Thực phẩm và Đồ uống

Hộ gia đình Trung Quốc tăng chi tiêu vào trái cây, sữa và thủy sản nhanh hơn vào thịt và gia cầm

0

Báo cáo công bố từ Fitch Solutions đã phân tích chi tiết về chi tiêu cho thực phẩm trong năm 2005 và dự báo đến năm 2025. Năm 2005, chi tiêu thực phẩm lớn nhất của người Trung Quốc là dành cho thịt và gia cầm (27,9%), sau đó là rau (18,8%), trái cây (10%), sữa (9,9%) và thủy sản (8,4%). Đến năm 2025, dự báo chi tiêu cho thịt và gia cầm giảm tỷ trọng xuống còn 21,9%), rau xuống còn 18,5%, trong khi tỷ trọng trái cây tăng lên 13,6%, sữa lên 12,5% và thủy sản lên (11,6%).

Theo nhà phân tích tiêu dùng Jun Ying Ng của Fitch Solutions, thịt và gia cầm vốn đã là thực phẩm thiết yếu trong thực đơn của người Trung Quốc từ năm 2006 nhưng thu nhập khả dụng tăng nên người tiêu dùng nước này muốn đa dạng hóa thực đơn bằng cách tiến tới các loại thực phẩm khác. “Các sản phẩm thủy sản đắt tiền vốn không phổ biến trong bữa ăn của người Trung Quốc điển hình nhưng đang chứng kiến mức tiêu dùng cao hơn nhiều so với trước đây”, bà Ng trả lời phỏng vấn FoodNavigator-Asia​. “Xu hướng đối với trái cây cũng tương tự: người Trung Quốc ưa chuộng trái cây nhập khẩu, vốn thường được cho là cao cấp hơn, an toàn và bổ dưỡng hơn”.

Thị trường sữa

Ngành sữa cũng được dự báo tăng trưởng trong giai đoạn này, đối với một đất nước có lịch sử tiêu dùng sữa khá hạn chế. Năm 2017, một nghiên cứu tiến hành bởi các nhà nghiên cứu hợp tác với Centre for International Health phát hiện thấy 85% số người từ 10 tuổi trở lên tại Trung Quốc có chứng kém hấp thu lactose và chứng này tại châu Á phổ biến hơn rất nhiều so với phương Tây. Kém hấp thụ lactose là vấn đề này sinh khi một người không thể nào tiêu hóa hoàn toàn đường (lactose) trong sữa, dẫn tới tiêu chảy, đầy hơi hoặc phù sau khi tiêu dùng các sản phẩm sữa.

Bất chấp tình trạng này, chính phủ Trung Quốc liên tục khuyến khích người Trung Quốc uống nhiều sữa hơn, thông qua các sáng kiến như quảng cáo trên đài truyền hình nhà nước và các chương trình sữa học đường nhằm đảm bảo học sinh tiếp cận được nguồn sữa rẻ, an toàn, giàu dinh dưỡng và tiện lợi trong trường học. Chi tiêu cho các sản phẩm sữa dự báo tăng, và người tiêu dùng cũng thích các thương hiệu sữa nước ngoài hơn, đặc biệt là khi dành cho trẻ nhỏ. “Tuy nhiên, chúng tôi nhấn mạnh rằng phần lớn người lớn tại Trung Quốc bị kém hấp thu lactose, sẽ làm giảm tiềm năng chi tiêu cho các sản phẩm sữa. Trong các sản phẩm sữa, chi tiêu dành cho sữa chua sẽ tăng trưởng mạnh do sản phẩm này dễ tiêu hóa hơn so với sữa đối với người Trung Quốc”. Quá trình lên men trong sữa chua phân hủy lactose và giảm rủi ro các vấn đề tiêu hóa.

Biến động chi tiêu thịt

Thông thường, Trung Quốc là thị trường thịt lợn cực lớn, mặc dù các nguồn protein khác như thịt bò đang tăng thị phần. Giai đoạn 2006 – 2025, tiêu dùng thịt bò tăng trưởng 3%/năm, từ 4,2 kg/người/năm lên 4,7 kg/người/năm và tiêu dùng thịt lợnc hỉ tăng trưởng 0,5%/năm từ 34,4 kg/người/năm lên 38 kg/người/năm.

Một xu hướng thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng thịt bò và thịt lợn là nâng cấp sản phẩm do người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm thịt chất lượng cao. Ví dụ, các loại thịt cao cấp như thịt hun khói Iberian và thịt bò wagye được cho là sản phẩm cao cấp tại Trung Quốc và được tầng lớp trung lưu cấp cao hơn trên khắp nước này ưa chuộng. Khi được hỏi nếu xu hướng thịt nguồn gốc thực vật nổi lên có tác động tới tiêu dùng thịt hay không và thậm chí sẽ giành thị phần về dài hạn, bà Nga nhận định: “Thông thường, những khái niệm thực phẩm như vậy sẽ thu hút người trẻ, thế hệ đặt ra xu hướng cho người tiêu dùng. “CÁc nhà sản xuất thực phẩm nguồn gốc thực vật và protein thay thế khác có thể đối diện nhiều khó khăn hơn khi thuyết phục thế hệ già hơn. “Nhìn chung, tiêu dùng protein động vật sẽ giảm trong dài hạn nhưng chúng tôi dự báo tiêu dụng protein động vật, đặc biệt là các loại protin cao cấp và xa xỉ như thịt bò wagyu và thịt xông khói Iberian, sẽ duy trì hoặc cho tới khi các nhà sản xuất thực phẩm nguồn gốc thực vật và protein thay thế khác thuyết phục thành công về giá trị dinh dưỡng lẫn khẩu vị người tiêu dùng”.

Các nhóm thực phẩm khác

Ngoài 5 nhóm thực phẩm chính, nhóm carbohydrate dự báo sẽ ghi nhận tăng chi tiêu trong nhóm ngũ cốc có ích với sức khỏe hơn như ngũ cốc nguyên cám và các loại ngũ cốc như hạt quinoa và millet. Sự dịch chuỷen này tương ứng với các mục tiêu sức khỏe 2020 của Trung Quốc và mục tiêu sức khỏe 2030, tập trung vào ngăn ngừa các bệnh hiểm nghèo và thúc đẩy lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh hơn. Báo cáo Ủy ban Y tế Trung Quốc cho thấy số lượng người lớn thừa cân tại Trung Quốc tăng vọt từ 29% năm 2002 lên hơn 50% năm 2020. Bà Ng cũng chỉ ra rằng tiêu dùng đườn tại Trung Quốc vẫn ở mức cao là 8,6 kg/người.năm vào năm 2006 và dự báo tăng lên 11,4 kg/người/năm vào năm 2025.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Tăng trưởng thị trường protein động vật tại Trung Quốc dự báo chậm lại

Bài trước

Những vết nứt sâu trong tiêu dùng của Ấn Độ 

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc