Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, quy mô chăn nuôi lợn trong nửa đầu năm 2020 giảm7,5% so với cùng kỳ năm 2019 và sả lượng thịt lợn tính trọng lượng hơi giảm 8,8% trong cùng kỳ so sánh do các tác động còn sót lại của dịch tả lợn. Chính phủ Việt Nam đang liên tục khuyến khích ngành chăn nuôi tái đàn lợn nái và lợn thương phẩm tại các trang trại chăn nuôi đáp ứng các yêu cầu an toàn sinh học.
Cơ quan theo dõi ngành của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nhấn mạnh diễn biến mở rộng sản xuất nhanh của các công ty chăn nuôi lớn, áp dụng hiệu quả mô hình sản xuất kinh doanh khép kín – từ nông trại tới bàn ăn – bất chấp rủi ro dịch tả lợn do các cơ sở sản xuất này có khả năng tận dụng lợi thế về hiệu quả chi phí, an toàn sinh học và tiếp cận với các nhà cung cấp giống. Theo Bộ NNPTNT, quy mô chăn nuôi lợn thương phẩm tại 16 công ty chăn nuôi lớn chiếm xấp xỉ 35% thị phần thịt lợn nội địa, tăng gần 53% trong tháng 6/2020 so với tháng 1/2019 (trước khi ổ dịch tả lợn đầu tiên bùng phát) và tăng gần 47% so với tháng 1/2020. Ngược lại, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không thể tái đàn nhanh chóng do rủi ro dịch tả lợn quay trở lại, thiếu hụt gây ra giá lợn con ở mức cao. Theo các chuyên gia ngành, giá một con lợn con lên tới 120 – 150 USD, tùy vào trọng lượng, tăng gấp đôi so với giá hồi năm ngoái. Để thích ứng với tình hình, một số nông dân đã giữ lại những con lợn khỏe mạnh để tự nhân giống, với một số nhà máy TACN phát triển các sản phẩm TACN để phục vụ thị trường ngách này.
Do giá thịt lợn vẫn ở mức cao do thiếu hụt nguồn cung thịt lợn, lần đầu tiên trong lịch sử, chính phủ Việt Nam cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan từ đầu tháng 6/2020. Theo các quy định, lợn sống Thái Lan phải được kiểm dịch và cách ly trong vòng 5 ngày trước khi được lưu thông ra thị trường. Theo các chuyên gia ngành, hơn 120.000 con lợn sống được nhập khẩu từ Thái Lan thông qua các cửa khẩu tại miền trung và miền nam Việt Nam trong tháng 7 và tháng 8, giúp giảm nhiệt giá thịt lợn nội địa.
Giá thịt lợn và thịt gia cầm từ tháng 1/2016 – 8/2020
Nguồn: Hội đồng Ngũ cốc Mỹ
Chính phủ Việt Nam tiếp tục khuyến khích ngành chăn nuôi tái cơ cấu bằng cách tăng quy mô chăn nuôi gia súc để bù đắp thiệt hại trong ngành chăn nuôi lợn. Hệ quả là sản xuất thịt bò tiếp tục tăng do nhu cầu ổn định và rủi ro dịch bệnh thấp. Các trang trại chăn nuôi gia súc cũng tăng đầu tư, cải thiện các kỹ thuật và TACN để giúp tăng năng suất. Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng thịt trâu tăng 1% và sản lượng thịt bò tăng 4% trong nửa đầu năm 2020.
Tổng cục Thống kê báo cáo cho hay trong nửa đầu năm 2020, sản lượng thịt gia cầm tăng 12,3% so với năm trước. Chính phủ Việt Nam cũng kêu gọi người dân tăng tiêu dùng thịt gia cầm để thay thế thịt lợn nhưng tăng cung và giảm tiêu dùng do COVID-19 dẫn tới nhiều bất ổn giá.
Ngành nuôi trồng thủy sản gặp thách thức do xuất khẩu sang các thị trường chính giảm giữa bối cảnh COVID-19. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2020 đạt 3,7 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2019, dẫn tới giá giảm, tồn kho tăng và tăng trưởng sản xuất ngưng trệ. GSO ước tính sản xuất nuôi trồng thủy sản trong nửa đầu năm 2020 đi ngang so với năm trước do sản lượng cá tra giảm, được bù đắp nhờ sản lượng tôm và một số loại cá khác tăng.
Do đó, với diễn biến hiện nay của các nỗ lực tái đàn chăn nuôi lợn, dự báo nhu cầu thịt lợn cao vào thời điểm cuối năm, việc mở rộng chăn nuôi ia súc và gia cầm, nuôi trồng thủy sản đi ngang, USDA điều chỉnh ước tính nhu cầu TACN năm 2020 và 2021 tăng nhẹ lên 27,1 triệu tấn và 28,2 triệu tấn.
Theo USDA
Bình luận