Masan, De Heus xây dựng mối quan hệ đối tác trong sản xuất thịt
Masan Meatlife (MML), công ty con của tập đoàn Masan, và De Heus Việt Nam đã thành lập quan hệ đối tác chiến lược về sản xuất thịt. Mối quan hệ đối tác này sẽ là đòn bẩy các lợi thế của mỗi công ty trong chuỗi giá trị protein động vật. MML sẽ tiếp tục đầu tư vào kinh doanh thịt mát và De Heus sẽ khai thác các giải pháp về dinh dưỡng động vật, con giống và chăn nuôi. Ông Danny Lê, chủ tịch MML, cho biết “quan hệ đối tác này sẽ thúc đẩy và hiện đại hóa chuỗi giá trị protein động vật tại Việt Nam”.
VFood chào bán trứng từ các cơ sở sản xuất chứng nhận nuôi thả vườn
CTCP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (VFood) đã tung ra sản phẩm trứng gà thả vườn VFood, sản xuất từ trang trại chứng nhận nuôi thả vườn đầu tiên của công ty tại Việt Nam. Sau khi tham vấn với Humane Society International, VFood đã đưa trang trại nuôi thả vườn 6.000 con gà đẻ trứng, sản xuất khoảng 1,5 triệu trứng hàng năm. “Chúng tôi tin rằng số lượng gà thả vườn sẽ tiếp tục tăng. Đây là cơ hội cho ngành chăn nuôi Việt Nam bắt kịp với xu hướng chung trong khu vực”, theo tổng giám đốc Trương Chí Thiện cho hay.
ASF làm tăng 30% chi phí sản xuất chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Chi phí sản xuất chăn nuôi lợn tại việt Nam tăng 0,66 USD/kg, tương đương 30% lên 2,2 USD/kg so với trước đại dịch tả lợn. Theo ông Nguyễn Xuân Dương, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, chi phí lao động và khử khuẩn để đảm bảo an ninh sinh học tại các trại nuôi tăng vọt 200 – 300%. Trong khi đó, chi phí vắc xin và thuốc thú y tăng 30 – 50%. Ông Dương cho biết thêm gián đoạn trong chuỗi cung ứng do COVID-19 cũng góp phần làm tăng chi phí chăn nuôi lợn.
Ấn Độ tăng thị phần trên thị trường ngô ASEAN nhờ lợi thế vận chuyển
Ấn Độ đang tăng xuất khẩu sang thị trường ngô Đông Nam Á nhờ cước vận chuyển và các vấn đề nguồn cung cản trở các nguồn xuất khẩu từ Bắc và Nam Mỹ. Giá xuất khẩu ngô trung bình trong tháng 5/2021 là 243 USD/tấn, thấp hơn Mỹ (269 USD/tấn), Brazil (304 USD/tấn) và Ukraine (292 USD/tấn), theo báo cáo WASDE tháng 9/2021. Cộng với ngành chăn nuôi gia cầm nội địa giảm tốc dẫn tới tăng trưởng bùng nổ xuất khẩu ngô, dự báo xuất khẩu ngô Ấn Độ trong niên vụ 2020/21 sẽ đạt 3,5 triệu tấn, chủ yếu sang Việt Nam và Malaysia.
Giao thương thịt nối lại nhờ chợ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh mở cửa lại
Thương mại thịt dự kiến nối lại cùng với việc chợ bán buôn Bình Điền tại thành phố Hồ Chí Minh mở cửa trở lại, qua đó cũng được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng ách tắc thủy sản và vật nuôi hiện nay. Chợ đã đóng cửa 2 tháng do COVID-19. Việc mở lại chợ Bình Điền sẽ thông thương nông sản trong khu vực miền Nam mặc dù chợ chỉ đang hoạt động với 10% công suất. Chợ Bình Điền là chợ bán buôn nông sản lớn nhất miền nam Việt Nam, giao dịch khoảng 2.500 tấn nông sản hàng ngày.
Người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang thịt mát đóng gói
Sự ưa chuộng của người tiêu dùng Việt Nam đối với thịt mát đóng gói – xu hướng nổi lên trong đại dịch – dự kiến sẽ tiếp tục. Việc đóng cửa chợ truyền thống, nơi phần lớn người Việt mua thịt, dẫn tới nhiều thay đổi trong thói quan tiêu dùng. “Họ sẽ chuyển đổi bởi họ đã dần quen với việc mua thịt tại các siêu thị và nhận thấy nhiều lợi ích”, theo ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho hay. Ông cho rằng các nhà sản xuất chưa tận dụng các kênh phân phối hiện đại nên chú ý và tận dụng các kênh này.
Nhập khẩu ngũ cốc Trung Quốc có những dấu hiệu chậm lại
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc tăng từ 8,7 triệu tấn trong tháng 7 lên 9,5 triệu tấn trong tháng 8 nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy nhập khẩu ngũ cốc của nước này sẽ chậm lại. Ông Darin Friedrichs, nhà phân tích hàng hóa châu Á tại StoneX, cho rằng mức tăng nhập khẩu nói trên có thể do các chuyến hàng giao trễ tại hải quan Trung Quốc. Ông cho biết thêm các nhà xuất khẩu ngũ cốc không nên quá lạc quan về tình hình nhập khẩu của Trung Quốc trong quý 4/2021. Trung Quốc gần đây đã hủy một lô hàng lúa mạch từ Ukraine. Nhập khẩu ngô có thể cũng không tăng do nguồn cung nội địa tăng lên. Hơn nữa, nguồn cung lúa mỳ làm TACN trong nước của Trung Quốc cũng tăng sẽ làm giảm nhu cầu ngô.
Dịch tả lợn tại Trung Quốc trong tầm kiểm soát nhưng giá tiếp tục xu hướng giảm
Bất chấp các báo cáo về các ổ dịch tả lợn mới tại Trung Quốc, các báo cáo cho rằng tình hình trong tầm kiểm soát. Ông Darin Friedrichs, nhà phân tích hàng hóa châu Á tại StoneX, cho rằng bất chấp các ổ dịch rải rác, tình hình chung đang được kiểm soát. “Các công ty lớn quản lý dịch bệnh khá tốt”, ông cho biết thêm. Ông giải thích rằng Trung Quốc thường áp các biện pháp hạn chế di chuyển rất khắt khe tại các ổ dịch nghiêm trọng. Lần này, nước này không áp dụng bất cứ biện pháp nào. Trong khi đó, giá lợn sống tiếp tục giảm, cho thấy thị trường đang có nhiều cung hơn cầu.
Theo Asian Agribiz
Bình luận