Những dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2023
Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam trong tháng 1/2023 đạt hơ 3,7 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022, theo thông tin từ Bộ NNPTNT.
Xuất khẩu nông sản chính đạt hơn 1,7 tỷ USD, giảm gần 13% trong cùng kỳ so sánh; trong khi xuất khẩu thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ ước giảm lần lượt 31% và 30% xuống còn 600 triệu USD và 1,1 tỷ USD. Bộ NNPTNT cho biết giảm giá trị xuất khẩu trong tháng 1 do thiếu đơn hàng và các kỳ nghỉ lễ kéo dài. Xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam chạm mức cao kỷ lục hơn 53,22 tỷ USD trong năm 2022, tăng 9,3% so với năm 2021; trong đó xuất khẩu thủy sản đạt gần 11 tỷ USD. Năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ước tính tăng 20 – 30% lên 4 tỷ USD. Các công ty Việt Nam đã xuất khẩu hàng trăm tấn nông sản chất lượng cao trong dịp Tết Nguyên đán, là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu nông sản trong năm 2023, theo các chuyên gia ngành nhận định
Những đơn hàng triệu đôla nông sản Việt Nam
Công ty Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T đang rất bận rộn chuẩn bị các lô hàng sầu riêng xuất sang thị trường Trung Quốc sau Tết Nguyên đán. Sau khi kí thỏa thuận hợp tác chiến lược với Sunwah Group (Hong Kong – Trung Quốc), công ty rau quả Việt Nam này đã trở thành nhà xuất khẩu sầu riêng chính thức sang thị trường Trung Quốc. Tổng giám đốc Vina T&T Trương Đình Tùng cho biết công ty sẽ xuất khẩu 4.500 container sầu riêng sang thị trường Trung Quốc trong năm 2023. Nhu cầu tăng trong dịp Tết Nguyên đán (22-26/1) đã kéo giá sầu riêng tăng gấp đôi, từ 70.000 – 80.000 đồng/kg lên 130.000 – 150.000 đồng/kg. Xuất khẩu trái cây tươi ghi nhận tăng 30% trong tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm 2022. “Đáng chú ý, xuất khẩu bưởi sang Mỹ và sầu riêng sang Trung Quốc góp phần đáng kể vào tăng trưởng nói trên. Trái cây tươi tiêu thụ nhanh chóng nên các đối tác của chúng tôi đặt hàng mới mỗi ngày, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc”, ông Tùng cho biết thêm.
Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) Đặng Phúc Nguyên cho biết xuất khẩu trái cây trong tháng 1/2023 tăng mạnh, với mức tăng ước tính lên tới 25% so với cùng kỳ năm 2022. Ông Nguyên cho rằng nguyên nhân tăng trưởng mạnh là do thị trường Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại và các nghị định thư thương mại đã ký giữa Việt Nam và Trung Quốc vào giữa năm 2022. Những dấu hiệu trên được kỳ vọng đưa xuất khẩu năm 2022 tăng lên. Năm 2022, Việt Nam và Trung Quốc đã ký 4 nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, bao gồm măng cụt, sầu riêng, chanh dây và chuối. 11 loại trái cây Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc bao gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm, măng cụt, chanh dây và sầu riêng. Ông Nguyên nhấn mạnh rằng xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sẽ tăng ít nhất 20 – 30% lên khoảng 4 tỷ USD trong năm 2023 nhờ nhu cầu tăng trên thị trường này. “Đặc biệt, xuất khẩu thanh long và sầu riêng có thể chạm mức 1 tỷ USD mỗi mặt hàng trong năm nay”.
Gạo, một nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam, cũng ghi nhận những dấu hiệu tích cực. CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An đã ký nhiều hợp đồng xuât khẩu gạo sang Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, châu Âu, Úc và Mỹ cho tới đầu quý 2/2023. Ông Phạm Thái Bình, tổng giám đốc công ty cho biết số container được vận chuyển lên gới gần 1.500 container, tương đương khoảng 30.000 tán, chủ yếu là gạo thơm và gạo chất lượng cao.
Giám đốc công ty Vina T&T Nguyễn Đình Tùng cho rằng với các nỗ lực của doanh nghiệp địa phương và sự hỗ trợ kịp thời từ các nhà tư vấn thương mại của các nước đối tác để kết nối các nhà sản xuất nội địa với các nhà nhập khẩu nước ngoài, nhiều thỏa thuận hợp tác sẽ được ký kết. “Nhờ đó, nhiều cơ hội sẽ được mở ra cho các nông sản Việt Nam mở rộng thị trường nước ngoài, cải thiện giá trị xuất khẩu và vị thế của thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới”, ông cho hay.
Cải thiện chất lượng để tiếp cận các thị trường nước ngoài
Theo các nhà kinh tế học, để tiếp cận thị trường quốc tế, các địa phương và công ty Việt Nam xuất khẩu nông sản phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thị trường đích bao gồm tiêu chuẩn hóa sản xuất và hướng tới sản xuất hữu cơ. Hoặc các địa phương nên tập trung vào hình thành mã vùng trồng để tăng sản xuất và kiểm soát chất lượng rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc.
Cục phó Cục xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương Trần Thanh Hải khẳng định rằng nông sản Việt Nam có nhiều triển vọng tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là cà phê, hạt tiêu, sầu riêng, và thủy sản, là các mặt hàng có doanh thu cao trên các thị trường khó tính. Tuy nhiên, ông cho biết thêm các công ty phải thay đổi tư duy và tập trung vào sản xuất theo các quy định và luật quốc tế. Cụ thể, họ phải hiểu những thay đổi trong chính sách kiểm soát xuất nhập khẩu tại thị trường đích, cũng như nhu cầu và các xu hướng tiêu dùng toàn cầu, qua đó xây dựng các kế hoạch hành động để đầu tư và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. “Nhưng giải pháp bắt buộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam là đáp ứng các yêu cầu của các đối tác thương mại và xây dựng uy tín, thương hiệu”.
Đồng thời, ông Phạm Tất Thắng, chuyên gia cao câp của Viện Chính sách và Chiến lược thuộc Bộ NNPTNT cho rằng mối quan hệ thương mại hiện nay giữa Việt Nam và châu Âu là rất thuận lợi nhờ thỏa thuận thương mại tự do đã ký kết, qua đó tạo ra cơ chế ưu đãi lẫn ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp. “Đây là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu các nông sản giá trị cao sang thị trường này”.
Tư duy sản xuất cũng như năng lực của doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp tập trung vào cải thiện chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp tục thu về lơi nhuận từ các thị trường quốc tế trong năm 2023.
Theo Hanoitimes
Bình luận