Protein động vật

Chăn nuôi có đạo đức là xu hướng đang nổi tại Việt Nam

0

Ngoài các tiêu chuẩn về vệ sinh, ngành chăn nuôi đang theo đuổi các tiêu chuẩn đạo đức khi ngành chế biến thực phẩm đặt ra các quy tắc ngặt nghèo hơn đối với nguyên liệu đầu vào.

Công ty Vĩnh Thành Đạt dành 1 năm để đạt chứng chỉ Humane Farm Animal Care (HFAC). Chứng nhận toàn cầu này là về các thực hành đạo đức trong làm nông hoặc phúc lợi động vật. Ngoài các tiêu chuẩn mà nông dân phải theo dõi, gà trong trại không được nuôi nhốt (không lồng), tức là phải nuôi thả vườn. Gà đẻ trứng phải được vận động tự do. 6.000 gà nuôi tại Vĩnh Thành Đạt được yêu cầu phải có 1.100 ổ đẻ, 1.000m sào đậu, khay đựng thức ăn và nước uống; đồng thời phải có lớp trấu để cào.

Với mô hình nuôi này, chi phí sản xuất trứng cao hơn 40% so với chăn nuôi bình thường. Trứng được sản xuất với các tiêu chuẩn phúc lợi động vật được tiêu thụ trong hệ thống phân phối với giá 5.000 đồng/trứng, trong khi trứng thường bán với giá 3.500 đồng/trứng. Nguồn trứng này hiện phân phối tại các chợ và các nhà bán lẻ như MM Mega và Sofitel Hotel.

Anil Viswanathan, CEO của Mondelez Kinh Đô Việt Nam, cho biết doanh nghiệp đang tuân thủ các tiêu chuẩn HFA cho bánh bông lan sử dụng trứng gà sản xuất trong nước. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu thực phẩm bền vững tại Việt Nam, cùng với thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên, ông cho biết thị trường Việt Nam có nguồn trứng gà nuôi theo các tiêu chuẩn phúc lợi động vật nhưng vẫn không đủ cao. Do khách hàng không hiểu nhiều về loại trứng này nên họ không sẵn sàng trả giá cao hơn.

Đồng thời, một khảo sát do ESI Insights tiến hành cho bảo vệ động vật thế giới, 67% người tiêu dùng toàn cầu cân nhắc tới phúc lợi động vật khi mua thực phẩm. Ssoo liệu này cho khách hàng ở độ tuổi Millennial (18-35 tuổi) là 83%. Bà Hà Thúy Hạnh từ Bộ NNPTNT cho biết OIE đã yêu cầu đảm bảo chứng nhận về phúc lợi động vật được dán nhãn lên các sản phẩm xuất khẩu sang một số nước. Bộ NNPTNT đã lập chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, theo đó tới năm 2030, 20% gà sẽ được nuôi theo các tiêu chuẩn phúc lợi động vật và sẽ áp dụng cho cả lợn. Theo bà Hạnh, các đơn vị phân phối bán các sản phẩm cần chuẩn bị cho chương trình này để các trang trại chăn nuôi lớn có thể bắt đầu chuyển dịch dần sang chương trình phúc lợi động vật để tăng giá trị cho các sản phẩm. Đây là ưu tiên của Bộ NNPTNT.

Theo VNS

Admin

Vì sao EU cấm thịt gà Mỹ?

Bài trước

Tin vắn phát triển bền vững ngành chăn nuôi ngày 21/6

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc