Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất trong 16 năm qua, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, tương lai của ngành điều Việt Nam khá bất trắc khi diện tích trồng điều đang giảm và nhập khẩu điều thô tăng mạnh.
Thâm hụt thương mại lần đầu tiên
Hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang 90 nước và vùng lãnh thổ. Giá trị xuất khẩu hạt điều tăng ổn định trong nhiều năm qua. Năm 2006, với giá trị xuất khẩu 520 triệu USD, Việt Nam chính thức trở thành nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới. Năm 2010, giá trị xuất khẩu hạt điều lần đầu tiên vượt 1 tỷ USD. Sau đó, từ mức 2,84 tỷ USD trong năm 2016, giá trị xuất khẩu hạt điều tăng vọt lên 3,34 tỷ USD trong năm 2018. Năm 2019 – 2020, giá trị xuất khẩu hạt điều giảm dần nhưng trong 30 năm qua, ngành hạt điều Việt Nam luôn có thặng dư thương mại.
Mỹ là thị trường xuất khẩu hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 33% tổng giá trị xuất khẩu. Theo sau là thị trường châu Âu với thị phần 24%, và Trung Quốc với thị phần hơn 14%. Năm 2021, bất chấp đại dịch COVID-19, giá trị xuất khẩu hạt điều Việt Nam chạm mức cao kỷ lục 3,64 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2020. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, kim ngạch nhập khẩu điều thô lên tới 2,87 triệu tấn, giá trị hơn 4,185 tỷ USD. Năm 2020, con số này là 1,5 triệu tấn, trị giá khoảng 1,8 tỷ USD. Trong năm 2021, kim ngạch nhập khẩu điều thô đã tăng 98,3% về lượng và 131,5% về giá trị so với năm 2020.
Việt Nam bắt đầu xuất khẩu hạt điều từ năm 1990. Sau hơn 3 thập kỷ xuất khẩu hạt điều và có thặng dư thương mại, năm 2021 là năm đầu tiên Việt Nam ghi nhận thâm hụt thương mại ngành hạt điều. Các nhà cung cấp điều thô cho Việt Nam cũng chuyển dịch từ Châu Phi sang Campuchia. Campuchia trở thành nước cung cấp điều thô lớn nhất cho Việt Nam vào năm 2021, với kim ngạch 1,1 triệu tấn, trị giá hơn 1,874 tỷ USd, tăng 5,17 lần về lượng và 6,79 lần về giá trị so với năm 2020. Bờ Biển Ngà là nước cung cấp lớn thứ 2 với 0,69 triệu tấn, trị giá 0,9 tỷ USD; theo sau là Ghana, với kim ngạch 241.486 tấn, trị giá hơn 289.682 triệu USD; Nigeria với 226.130 tấn, trị giá hơn 274,881 triệu USD; và Tanzania với 174.716 tấn, trị giá hơn 252,701 triệu USD.
Nhu cầu hạt điều toàn cầu đạt 9,94 tỷ USD trong năm 2018 và dự báo chạm mức 13,48 tỷ USD vào năm 2024, với tăng trưởng nhu cầu trung bình hàng năm đạt 5,2%/năm trong giai đoạn 2018 – 2024. Ngành điều Việt Nam được coi là còn nhiều tiềm năng xuất khẩu, đặc biệt trên thị trường EU.
Lời cảnh báo
Tuy nhiên, với mức nhập khẩu điều thô cao bất thường, các nhà sản xuất điều Việt Nam đang ngày càng lo ngại.
Ông Phạm Văn Công, chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Na, cho biết lợi thế lớn nhất của ngành hạt điều Việt Nam là công nghệ chế biến hiện đại nhất thế giới. Hiện Việt Nam có khoảng 500 cơ sở chế biến hạt điều với công suất hàng năm khoảng 4 triệu tấn điều thô. Diện tích trồng điều của Việt Nam liên tục giảm, từ khoảng 440.000ha năm 2007 xuống còn 302.500ha vào năm 2019 – 2020, sản lượng chỉ đạt khoảng 339.800 tấn. Năm 2021, tổng diện tích trồng điều là 297.000ha, tương đương 99,7% năm 2020, với sản lượng điều thô đạt 360.000 tấn, tăng 7,8% so với năm 2020. Tăng nhập khẩu điều khô khiến nông dân trồng điều Việt Nam gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và giá điều tươi trên thị trường nội địa giảm.
Ông Vũ Bá Phú, giám đốc Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Công thương cho biết Việt Nam đứng số 1 thế giới về nguồn cung điều nhân, nhưng chỉ chiếm 18% trong chuỗi giá trị điều nhân toàn cầu. Trong chuỗi giá trị điều thế giới, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu diều nhân tiền chế biến với giá trị thấp và giá xuất khẩu trung bình khoảng 10 USD/kg, trong khi điều nhân chế biến hoàn thiện có giá tới khoảng 30 USD/kg.
Theo hội thảo gần đây về phát triển ngành điều, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan khuyến nghị các doanh nghiệp không rơi vào bẫy chế biến thô dù đang ở vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều.
Theo VNS
Bình luận