0

Ngành thủy sản Việt Nam vừa nhận tin xấu khi không còn hưởng các ưu đãi mà Mỹ dành cho các nước phát triển.

Theo thông tin từ Hiệp hội các nước sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1/2020, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 556 triệu USD, giảm mạnh 25% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu cá tra đạt 75 triệu USD, giảm tới 64% trong cùng kỳ so sánh, trong khi xuất khẩu các sản phẩm khác giảm 22%. Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chính như Nhật Bản và Mỹ giảm lần lượt 20% và 36%. Thị trường Trung Quốc, bao gồm Hong Kong, giảm 45% xuống còn 51,5 triệu USD. Tin tốt duy nhất là giá trị xuất khẩu sang EU tăng 13%, đạt 127 triệu USD. Suy giảm mạnh giá trị xuất khẩu không chỉ do virus corona mà còn do cạnh tranh mạnh về giá và các tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt tại các thị trường khó tính.

Ông Võ Hùng Dũng, chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết thắt chặt các chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản và áp các mức thuế chống bán phá giá tương đối cao làm giảm cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Ngày 10/2/2019, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) thông báo danh sách cập nhật các nước đang phát triển và Việt Nam không còn nằm trong danh sách này, nghĩa là sẽ không còn nhận được các ưu đãi như trước. Đến cuối tháng 11/2019, Việt Nam nằm trong top 10 đối tác thương mại mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất. Giá trị thương mại song phương Việt – Mỹ đạt 68,6 tỷ USD và thặng dư thương mại của Việt Nam là 32 tỷ USD. Đây không phải là tin tốt cho Việt Nam khi đã có thặng dư thương mại với Mỹ trong nhiều năm dưới thời chính phủ của ông Donald Trump.

Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ của 9 nước khác giảm so với năm 2018 trong khi xuất khẩu từ Việt Nam vẫn đang tăng. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc trung tâm WTO, đây không phải là tình hình phía Mỹ hài lòng. Không thể hưởng các ưu đãi lớn tại các thị trường xuất khẩu chính, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác là tái cơ cấu các ngành và tái tổ chức các hoạt động sản xuất, hình thành các mối liên kết sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao hơn.

Tuy nhiên, các nhà phân tích vẫn dự báo tương lai sáng lạn cho ngành thủy sản nhờ CPTPP và EVFTA. Ngành thủy sản được cho là sẽ hưởng lợi lớn khi Việt Nam đạt được các cam kết cắt giảm thuế mạnh nhất cho tới nay. Theo Văn phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong CPTPP, Canada chấp nhận xóa bỏ thuế cho thủy sản Việt Nam ngay khi CPTPP có hiệu lực, còn Mexico cam kết dỡ bỏ thuế cho các tra Việt Nam sau 2 năm.

Theo VNS

Admin

Xây dựng nhà hộ gia đình tại Mỹ phục hồi nhưng thuế quan là rào cản

Bài trước

Mỹ nổi lên là nước nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản