Hạt điều

Việt Nam lần đầu tiên thâm hụt thương mại ngành điều lên tới 1 tỷ USD

0

Lần đầu tiên trong 31 năm, ngành điều Việt Nam trải qua thâm hụt thương mại, lên tới gần 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021. Theo dữ liệu từ Hải quan Việt Nam, trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 273.537 tấn, trị giá 1,647 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và 10,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Trong cùng kỳ so sánh, nhập khẩu điều thô nguyên liệu của Việt Nam đạt 1.710.517 tấn và trị giá 2,609 tỷ USD, tăng 168% về lượng và 227,3% về giá trị.

Mặc dù lượng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tăng cả về lượng và giá trị nhưng mức tăng giá trị rất nhỏ. Mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 đối với hạt điều là 3,6 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2020. Việt Nam hy vọng tăng giá trị xuất khẩu các sản pahảm hạt điều. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, giá xuất khẩu hạt điều giảm trong năm nay mặc dù đã tăng trở lại trong quý 2/2021 nhưng không đủ bù đắp mức suy giảm trong quý 1. Ngoài những thách thức liên quan đến giá xuất khẩu, Việt Nam cũng đang phải trả giá cao cho điều thô nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra, đại dịch toàn cầu ngày càng phức tạp, đi kèm với các vấn đề như giãn cách xã hội, giảm giao thương, thiếu container vận chuyển dai dẳng và chi phí vận chuyển tăng phí mã, tất cả đang cản trở hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong nửa đầu năm 2021.

Campuchia là nước cung cấp điều thô nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2021, lên tới 1.012.688 tấn (59,2%) và trị giá 1,698 tỷ USD (65,1%) trong tổng lượng và giá trị nhập khẩu điều thô nguyên liệu, tăng 4,22% về lượng và 5,87 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu điều thô Campuchia trung bình ở mức 1.675 USD/tấn. Các báo cáo ngành cho biết giá nhập khẩu điều thô nguyên liệu từ Campuchia trước đó thường dao động từ 1.200 – 1.250 USD/tấn, nhưng giá hiện đã vượt mốc 1.600 USD/tán và giá điều khai báo ở hải quan là 1.900 USD/tấn, mặc dù Hiệp hội Điều Việt Nam giải thích rằng đó là mức giá 1.900 USD/tấn là cho điều nhân, không phải điều thô nguyên liệu, nhưng rõ ràng rủi ro nguồn cung điều thô nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng. Điều nhân tắng và điều sấy nguyên vỏ là các sản phẩm điều chế biến, không phải là điều tô nuyên liệu. Tăng nhập khẩu điều nhân trắng và điều sấy nguyên vỏ để chế biến sâu hơn và bán lại trên các thị trường xuất khẩu đặt ra các thách thức về kiểm soát chất lượng, đặc biệt là liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể hủy hoại uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Bộ NNPTNT báo cáo cho biết tổng diện tích trồng điều năm 2020 đạt 302.500ha, tăng 5.300ha so với niên vụ 2018 – 2019. Năm 2020, sản lượng điều của Việt Nam đạt 339.800 tấn/ha, tăng 53.500 tấn so với mức trung bình năng suất 1,123 tấn/ha và tăng 180kg/ha trong cùng kỳ so sánh. Điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho phép thu hoạch điều niên vụ 2020/21 đạt sản lượng cao nhưng giá thu mua điều tươi kahs thấp, dao động từ 24.000 – 26.000 đồng/kg (khoảng 1.050 – 1.140 USD/tấn), cho thấy năng suất điều giảm trong năm nay. Điều thô sản xuất nội địa tại Việt Nam có giá rẻ hơn nhiều so với điều thô nhập khẩu, chủ yếu do vấn đề chất lượng.

Trong chuỗi giá trị hạt điều toàn cầu, Việt Nam chủ yếu chế biến và xuất khẩu điều nhân ở mức giá thấp, khoảng 10 USD/kg, trong khi các sản phẩm hạt điều thành phẩm bán trên các thị trường có thể lên tới 30 USD/kg. Để giải quyết thâm hụt thương mại điều, Việt Nam cần tăng cường chuỗi giá trị ngành điều và sử dụng các công nghệ chế biến hiện đại. Đồng thời, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào công nghệ chế biến điều nhân, nâng cấp máy móc và tăng tỷ trọng điều nhân chế biến sâu lên 30% tổng nguồn cung thị trường để tăng giá trị xuất khẩu.

Theo Produce Report

Admin

Ngành điều Việt Nam nỗ lực tìm cách vượt khó

Bài trước

Tập đoàn T&T của Việt Nam nhập khẩu lượng điều thô cao kỷ lục từ Tanzania

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Hạt điều