0

Tháng 4/2020, Hội nghị Triển vọng Nông nghiệp Trung Quốc năm 2020 được tổ chức tại Bắc Kinh. Tại sự kiện này, các nhà tổ chức đã công bố Báo cáo Triển vọng Nông nghiệp Trung Quốc giai đoạn 2020 – 2029, một tổng hợp và rà soát thực trạng thị trường ngành trái cây Trung Quốc trong thập kỷ tới. Báo cáo chỉ ra rằng hiện Trung Quốc là nước sản xuất trái cây và thị trường tiêu dùng trái cây lớn nhất thế giới, với sản lượng trái cây và thương mại trái cây lần lượt chiếm 33% và 6% trong tổng quy mô toàn cầu. Theo báo cáo, thâm hụt thương mại trái cây hiện nay sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới, với tốc độ tăng trưởng trung bình của nhập khẩu trái cây Trung Quốc tiếp tục vượt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trái cây.

Nhập khẩu tăng được cho là do sự mở rộng và tăng cường các quan hệ thương mại quốc tế của Trung Quốc, cũng như tăng nhu cầu đối với các sản phẩm trái cây chất lượng cao. Tổng kim ngạch nhập xuất khẩu dự báo tăng lên 34,3 triệu tấn vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình hàng năm là 9,4%. Từ năm 2009 – 2019, nhập khẩu trái cây của Trung Quốc tăng từ 2,3 triệu tấn lên 7,3 triệu tấn, tương ứng với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình hàng năm hơn 12%. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chuyển dịch từ một nước xuất khẩu ròng trái cây sang một nước nhập khẩu ròng. Báo cáo cũng dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của xuất khẩu trái cây sẽ đạt 5,9% trong 10 năm tới. Tuy nhiên, đây có thể là một dự báo quá lạc quan khi trong 10 năm qua, lượng xuất khẩu trái cây cao nhất chỉ là 5,2 triệu tấn (năm 2009_ và sau đó lượng xuất khẩu chỉ xoay quanh khoảng 5 triệu tấn, chưa bao giờ vượt mốc 5,2 triệu tấn và đạt 4,9 triệu tấn trong năm 2019. Hệ quả là trên thực tế, lượng xuất khẩu giảm 6% trong 10 năm qua.

Báo cáo cũng dự báo trong 10 năm tới, sản lượng trái cây nội địa của Trung Quốc sẽ tăng nhờ kỹ thuật sản xuất hiệu quả hơn và diện tích sản xuất dự báo tăng trưởng 1,6%/năm. Nhìn chung, sản lượng trái cây dự báo đạt 328 triệu tấn vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 2,4%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này thấp hơn tốc độ tăng trưởng trung bình 10 năm qua ở 3,4%. Được dẫn dắt bởi sở thích của người tiêu dùng, các nhà sản xuất trái cây sẽ tập trung vào đạt những cải thiện liên tục về chất lượng, chủng loại và hiệu quả sản xuất. Các yếu tố như tăng trưởng dân số và tăng trưởng thu nhập, cải cách cơ cấu và đô thị hóa sẽ tiếp tục thúc đẩy cả tiêu dùng trái cây trực tiếp và gián tiếp do trọng tâm sản xuất dịch chuyển từ số lượng sang chất lượng. Trong 10 năm tới, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tiêu dùng trái cây trực tiếp tại Trung Quốc dự báo đạt 2,83%, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm tiêu dùng gián tiếp có thể đạt 3,59%. Đến năm 2029, tiêu dùng trái cây trực tiếp và gián tiếp dự báo đạt lần lượt 164 triệu tấn và 47 triệu tấn. Hơn nữa, nhờ các cải thiện về logistics chuỗi lạnh và các tiêu chuẩn chuỗi cung ứng, phụ phẩm sản xuất sẽ giảm.

Báo cáo cũng cung cấp phân tích cung – cầu trái cây tại Trung Quốc trong năm 2020. Giả định không có thiên tai lớn, sản lượng trái cây của Trung Quốc dự báo đạt 268 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm 2019. Thu hái, phân phối và tiêu dùng trực tiếp bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 và tiêu dùng trái cây trực tiếp dự báo đạt 123 triệu tấn (-1,2%), tiêu dùng trái cây gián tiếp ước đạt 35,6 triệu tấn (+7,7%). Xem xét thương mại trái cây hậu dịch bệnh của Trung Quốc trong tháng 1 và tháng 2 cho thấy nhập khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu tăng 5,5%. Theo tốc độ xuất hẩu trong năm 2019, nhập khẩu trái cây trong nửa đầu năm chiếm 57% tổng kim ngạch cả năm, trong khi nhập khẩu trái cây chỉ riêng trong quý 2 đã chiếm 31%. Trong khi đó, xuất khẩu trái cây trong quý 1 và quý 2 chỉ chiếm 33% kim ngạch cả năm. Trong ngắn hạn, đại dịch COVID-19 có thể tác động mạnh lên nhập khẩu trái cây của Trung Quốc hơn là xuất khẩu. Sầu riêng, cherries, chuối, măng cụt, nho, các loại quả có múi và quả kiwi sẽ tiếp tục là các trái cây nhập khẩu chính, trong khi quả có múi, táo, nho, lê và đào dự báo vẫn là các mặt hàng xuất khẩu chính.

Giá trái cây dự báo giảm trong năm 2020 tại Trung Quốc. Sản lượng trái cây có múi hiện ở mức cao, và dự trữ táo, lên vẫn tương đối dồi dào, nên sẽ bảo vệ tốt nguồn cung thị trường trong nửa đầu năm 2020. Do đại dịch COVID-19 đã bắt đầu suy yếu, thị trường sẽ chú ý hơn tới trái cây theo mùa và dự trữ trên thị trường, và với áp lực kinh doanh đang lớn hơn thông thường, có rất ít khả năng giá trái cây sẽ tăng.

Theo Produce Report

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc