0

Charoen Pokphand Foods (CPF) đã xuất khẩu các sản phẩm làm từ thịt gà sang Saudi Arabia lần đầu tiên kể từ năm 2004, sau khi được các cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Saudi Arabia bật đèn xanh. Chuyến hàng lịch sử này đã diễn ra chỉ trong hai tuần sau khi Saudi Arabia gỡ bỏ lệnh cấm 18 năm đối với các mặt hàng xuất khẩu thịt gà và trứng của Thái Lan.

Ngành công nghiệp thịt gà của Thái Lan đã gặt hái bước tiến quan trọng tại quốc gia Trung Đông này sau nhiều năm nỗ lực khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, Bộ Trưởng Bộ Thương mại Jurin Laksanawisit cho biết vào ngày thứ Hai, khi ông chủ trì buổi lễ khai trương vận chuyển tại Nhà máy Chế biến Gà Minburi 2 của CPF. “Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 10,000 tấn thịt gà sang Saudi Arabia trong năm nay,” ông cho hay và cung cấp thêm rằng Thái Lan sẽ xuất khẩu 980,000 tấn gà thịt, với mức tăng 7%, trị giá hơn 100 tỷ baht vào năm ngoái. “Các nước Saudi Arabia sẽ là một trong những thị trường quan trọng và lớn nhất tại Trung Đông, đặc biệt là đối với các sản phẩm halal.”

Bộ cũng có các kế hoạch làm việc với khối tư nhân để thúc đẩy quảng bá thực phẩm đã qua chế biến, trái cây, và các sản phẩm ô tô tại Saudi Arabia vào khoảng giữa tháng 5 hoặc tháng 6. Giám đốc điều hành CPF Prasit Boondoungpraset cho biết công ty của ông sẽ xuất khẩu xuất khẩu 600 tấn sản phẩm thịt gà, với trị giá 47 triệu baht, sang Saudi Arabia trong tháng này. Công ty năm nay sẽ xuất khẩu 6.000 tấn sản phẩm làm từ thịt gà, với tổng giá trị xuất khẩu là 473 triệu baht. Công ty cũng có kế hoạch xuất khẩu 60.000 tấn, trị giá 4,2 tỷ baht, trong vòng 5 năm tới.

Với dân số 36,5 triệu người, Saudi Arabia có mức nhập khẩu thực phẩm cao nhất trong các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council). Tại Trung Đông, Saudi Arabia sẽ là nước nhập khẩu thịt gà lớn nhất từ Thái Lan. Ngành sản xuất gà thịt của Thái Lan kỳ vọng tăng thị phần tại thị trường Saudi Arabia từ 10% đến 15%.

Ông Prasit cho biết tổng sản lượng xuất khẩu thịt gà của công ty trong năm nay sẽ đạt hơn 200.000 tấn, trị giá hơn 20 tỷ baht, với Vương Quốc Anh là thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiếp theo đó là Nhật Bản và Đức. CPF dự kiến tổng doanh thu của công ty sẽ tăng ít nhất 10% trong năm nay, từ 520 tỷ baht trong năm 2021. Hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi sẽ chiếm 50% doanh thu, với 30% từ việc kinh doanh nông sản và phần còn lại đến từ kinh doanh thực phẩm. Sự tăng trưởng này đến từ nhu cầu tăng cao trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Âu, Nhật Bản, và Trung Đông, cũng như là chi phí sản xuất của Thái Lan thấp hơn với các quốc gia khác.

Ngân sách đầu tư của CPF trong năm 2022 là 25 tỷ baht, và sẽ tập trung vào nâng cấp máy móc thiết bị để tăng hiệu quả và năng suất. Các kế hoạch mua bán và sáp nhập đã bị trì hoãn do bất ổn kinh tế..

Theo Bangkok Post

Admin

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 30/10

Bài trước

CP Ấn Độ hạ giá thức ăn cho tôm

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt