0

Sau nhiều năm thất thế trước các lựa chọn tốt cho sức khỏe và các sản phẩm thay thế có nguồn gốc thực vật, các loại thịt đóng hộp đang thăng hoa trở lại.

Những đợt bùng nổ mua sắm do hoảng loạn kể từ khi virus corona bắt đầu leo thang tại Mỹ đã đẩy cổ phiếu của công ty chế biến thịt lớn của Mỹ Hormel lên gần mức cao kỷ lục. Nhưng trước khả năng có một làn sóng lây nhiễm COVID-19 làn thứ 2, Hormel, nhà sản xuất bơ lạc Spam và Skippy, đang rà soát lại chuỗi cung ứng để chuẩn bị cho bất cứ kịch bản nào. “Hai nhà máy châu Á và nhà máy của chúng tôi tại Mỹ đang có giai đoạn khó khăn để đáp ứng kịp nhu cầu”, theo Michael J. Griesbach, giám đốc khu vực châu Á Thái Bình Dương của công ty, trả lời phỏng vấn Nikkei Asian Review.

Công ty sản xuất các loại thịt đóng hộp và các sản phẩm có thời hạn sử dụng dài trên toàn thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Hàn Quốc. Do đại dịch và các vấn đề khác, công ty muốn tăng địa phương hóa hoạt động sản xuất tại châu Á, đồng thời đa dạng hóa khỏi Trung Quốc đại lục, theo Griesbach. “Chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi không thẻ phụ thuộc và xuất khẩu từ thị trường Trung Quốc, ít nhất không phải trong ngắn – trung hạn”, ông cho biết thêm. “Đa dạng hóa sản xuất theo khu vực địa lý đóng vai trò quan trọng trong vai trò là một nhà cung cấp đáng tin cậy, khi rủi ro khủng hoảng cục bộ tăng cao”.

Các công ty thực phẩm tại châu Á và các khu vực khác trên thế giới đang khi đại dịch virus corona giáng một cú mạnh lên tiêu dùng toàn càu. Sự bùng phát dịch dẫn tới chính sách phong tỏa tại nhiều nước, gây gián đoạn logistics toàn cầu. Điều này khiến các công ty thực phẩm lo ngại về khả năng thu mua nguyên vật liệu cho sản suất, sau đó là nỗi lo mang sản phẩm ra thị trường, đặc biệt là khi làn sóng lây nhiễm virus corona thứ hai đang lấp ló. “Giải pháp của chúng tôi sẽ làm thiết lập thêm các nhà máy nhỏ”, theo Prasit Boondoungprasert, CEO of Charoen Pokphand Foods, mảng chế biến thực phẩm của siêu tập đoàn nông – công nghiệp lớn nhất của Thái Lan.

CPF chủ yếu chế biến thịt gà, thịt lợn và tôm tại các nhà máy ở 16 nước và vùng lãnh thổ ngoài Thái Lan – trung tâm sản xuất lớn nhất. Các cơ sở sản xuất nước ngoài của CPF tại Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ. Ngoại trừ Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam đều đã nới lỏng phong tỏa nên công ty tránh được phần lớn thiệt hại. Dù vậy, công ty cho rằng các nhà máy tại Thái Lan có thể quá lớn và gần như không đủ. “Chúng tôi sẽ rải các nhà máy lên khắp các khu vực khác nhau”, vị CEO trên cho hay, giải thích chiến lược nội địa của CPF là tăng số nhà máy quy mô nhỏ. Nếu kế hoạch này thuận lợi thì công ty có thể triển khai tương tự tại nước ngoài.

Kể từ khi bùng nổ virus corona, nhiều công ty thực phẩm tại châu Á vật lộn trong việc thu mua nguyên vật liệu, vận hành các nhà máy, và vận chuyển hàng hóa do các chính sách phong tỏa và hạn chế. WH Group – nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới – đang khó khăn trong duy trì hoạt động, buộc công ty phải suy tính lại các chuỗi cung ứng. Công ty Trung Quốc này đã phải đóng cửa 5 nhà máy sản xuất tại Mỹ sau khi một số công nhân dương tính với COVID-19. Trước đó, các nhà máy này xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc để giảm nhiệt thị trường này sau khi dịch tả lợn tàn phá nghiêm trọng ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc. Nhưng đại dịch đã thay đổi những điều này.

Tại một số nước, virus corona đã khiến các chính phủ phải áp đặt kiểm soát lên xuất khẩu nông sản, càng khiến các chuỗi cung ứng thêm rối ren. Đầu tháng 4/2020, Việt Nam và Campuchia hạn chế xuất khẩu gạo. Tới đầu tháng 6, Myanmar vẫn có các hạn chế tương tự còn hiệu lực sau khi triển khai trong tháng 5.

Ukraine, một trong những nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, đang hạn chế xuất khẩu loại ngũ cốc này tới cuối tháng 6. Động thái này gây thiệt hại cho Indonesia, vốn phụ thuộc vào Ukraine tới 22,8% kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ, theo Chương trình Lương thực Thế giới cho thấy.

Adhi Lukman, chủ tịch Hiệp hội lao động ngành thực phẩm và đồ uống Indonesia, trong một buổi làm việc với các nhà làm luật cho rằng toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm và đồ uống chịu tác động của đại dịch, kéo theo sự suy yếu của ngành vận tải biển.

Xuất khẩu thủy sản và các sản phẩm tương tự của Việt Nam giảm 11,2% trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019, trong khi xuất khẩu rau quả giảm 11,5% và xuất khẩu cà phê giảm 6,4%.

Tập đoàn Minh Phú, một trong những công ty tôm lớn nhất Việt Nam với thị trường trải rộng khoảng 50 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới, báo cáo doanh thu 1.800 tỷ đồng trong quý 1/2020, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận ròng đạt 137 tỷ đồng, giảm 34%.

Các nhà cung cấp Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong rất nhiều công ty thực phẩm trên khắp châu Á do giá thành mỗi đơn vị sản xuất thấp. Nhưng bất chấp việc Trung Quốc phục hồi từ đại dịch virus corona sớm hơn các nước khác, “nhiều doanh nghiệp tại châu Á đang tìm cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia và Việt Nam”, ông Nobuhiro Tsunoda, chủ tịch hãng tư vấn EY Japan Tax cho hay.

Một công ty đồ uống lớn của Nhật Bản từ chối xưng danh đang cân nhắc liệu có nên thu mua các chất chống động như vitamin C, được sử dụng rộng rãi trong các loại đồ uống không cồn. Công ty hiện đang phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các nguyên liệu này, đang tìm nguồn cung từ các nước khác, có thể là Đông Nam Á, để giảm thiểu “rủi ro phụ thuộc vào một nơcs”. Công ty cũng muốn xây dựng các kho dự trữ chất chống độc trong các trường hợp khẩn cấp hơn.

Theo Nikkei Asia Review

Admin

Các nhà phân tích dự báo giá thủy sản Trung Quốc sẽ duy trì ở mức cao

Bài trước

Trung Quốc tiếp tục phát hiện dương tính SARS-CoV-2 trên bao bì sầu riêng Thái Lan

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc