0

Doanh số thủy sản đông lạnh, tươi và bảo quản tại Mỹ đã quay trở lại mức tương đương năm 2020 vào tháng 10/2021, nhưng tăng trưởng bị kìm hãm bởi các vấn đề chuỗi cung ứng, theo dữ liệu mới và phân tích tại Seafood Source.

“20 tháng trong đại dịch, bán lẻ thủy sản tiếp tục biến động khó lường”, theo trưởng bộ phận phân tích của 210 Analytics Anne-Marie Roerink trả lời phỏng vấn Seafood Source. “Các diễn biến mua sắm và tiêu dùng của người mua liên tục biến đổi, lạm phát cao và các khó khăn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng vẫn chưa tạo ra một cân bằng mới và ổn định cho cung – cầu”. Đồng thời, bà Roerink cho biết “một sự trở lại mạnh mẽ” của thủy sản đông lạnh trong vài tháng qua. Trong 10 tháng đầu năm 2021, doanh thu thủy sản tăng 2,6%, theo IRI and 210 Analytics. Nhưng giá thủy sản tươi trong tháng 10 tăng do lạm phát và doanh thu nói chung giảm nhẹ (0,5%) so với cùng kỳ năm 2020 xuống còn 584 triệu USD. Trong 10 tháng đầu năm 2021, bà Roerink cho biết doanh thu thủy sản tươi tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020 lên 6,1 tỷ USD, mặc dù giá bán lẻ giảm 0,7% và lượng giảm 1,11%.

Cá hồi là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thủy sản tươi trong tháng 10/2021 do doanh thu cá hồi tăng tới 13%. “Ba phân khúc duy nhất tăng doanh thu so với táng 10/2020 là cá hồi tươi, cá hồi xông khói và cá hồi nước ngọt. Doanh thu cá hồi cao gấp 2,8 lần so với loại thủy sản có doanh thu lớn thứ hai là cua”, bà Roerink cho hay. Trong tháng 10/2021, doanh thu cá tăng 5,2% trong khi doanh thu các loại thủy sản có vỏ giảm 10,5%. “Thủy sản có vỏ đã có một năm 2020 thành công nhưng tăng trưởng năm 2021 khó khăn hơn. Ngoài ra, nhu cầu thủy sản có vỏ chịu tác động của các vấn đề trong chuỗi cung ứng và lạm phát cao”.

Doanh thu thủy sản đông lạnh tăng 2,6% trong 10 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020, nhưng lượng và đơn giá giảm, bà Roerink cho hay. Tuy nhiên, trong tháng 10, doanh tu thủy sản đông lạnh tăng mạnh 8,1% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2019. “Thủy sản đông lạnh là động lực lớn cho kết quả kinh doanh thực phẩm đông lạnh nói chung. Trong số các sản phẩm protein đông lạnh trên thị trường, thủy sản ghi nhận doanh thu lớn nhất với 643 triệu USD trong tháng 10/2021”, theo bà Roerink.

Thủy sản chế biến (các sản phẩm đóng hộp và đóng túi) có doanh thu giảm trong tháng 10/2021 so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn tạo ra 2,2 tỷ USD doanh thu trong 10 tháng đầu năm 2021. “Xét tới nhu cầu cao đối với thủy sản có thời hạn sử dụng dài trong năm 2020. Doanh thu thủy sản chế biến giảm khoảng 13 – 14% tính theo đơn giá và lượng”, bà Roerink cho biết. Doanh thu thủy sản chế biến tăng 1,4% trong tháng 10/2021 so với cùng kỳ năm 2020 lên 243 triệu USD, nhưng cao hơn tới 12,6% so với cùng kỳ năm 2019. Cá hồi có thời hạn sử dụng dài ghi nhân tăng trưởng mạnh nhất trong các phân khúc sản phẩm tháng 10 và cao hơn 19,9% so với cùng kỳ năm 2019. Cá ngừ đóng hộp và đóng túi vẫn là một phân khúc lớn, với doanh thu đạt 176 triệu USD trong tháng 10/2021. Tuy nhiên, doanh thu này giảm 1% so với cùng kỳ năm 2020 mặc dù vẫn cao hơn 10% so với cùng kỳ năm 2019.

Triển vọng khá tích cực cho bán lẻ thủy sản trong những tháng cuối năm 2021 do người tiêu dùng tiếp tục ưu tiên chuẩn bị các bữa ăn tại nhà và tiêu thụ các loại thủy sản tốt cho sức khỏe, theo bà Roerink. Các bữa ăn của người Mỹ tiếp tục nghiêng về hướng tiêu dùng tại nhà. Theo khảo sát người mua sắm cơ bản của IRI, tỷ trọng bữa ăn chuẩn bị tài nhà đã quay trở lại mức cuối mùa xuân và đầu mùa hè, ở mức 80,3% tổng bữa ăn. “trong khi lạm phát thực đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, thường dẫn tới người tiêu dùng ăn tại nhà nhiều hơn và có thể xu hướng này sẽ tiếp tục mạnh lên do nhiều người luôn lưu tâm về các khoản tiết kiệm và các lợi ích khác của nấu ăn tại nhà trong 1,5 năm qua”.

Đáng chú ý, 22% người Mỹ dự báo sẽ tăng chi tiêu cho bữa ăn ngày lễ Tạ ơn hơn so với năm 2021, một phần do lạm phát. Ngày càng nhiều người lên kế hoạch ăn mừng Lễ Tạ ơn năm 2021, với 60% người trả lời khỏa sát cho biết kế hoạch chi tiêu tương đương mức trước khi COVID-19 nổ ra. Quy mô bữa tiệc trung bình năm 2021 dự báo to hơn năm 2020, ở mức 7 – 8 người. Đối với quý 4/2021, bà Roerink cho biết bà dự báo doanh thu thủy sản đông lạnh, tươi và chế biến “sẽ bắt đầu một xu hướng tăng mạnh hơn trong thời gian tới, trong bối cảnh các chuỗi cung ứng không gây thêm khó khăn cho tình trạng tích trữ”.

Theo Seafood Source

Admin

Triển vọng bán lẻ thủy sản Mỹ dự báo tích cực từ nửa cuối năm 2023

Bài trước

Doanh số bán lẻ ngành thủy sản Mỹ giảm mạnh do lạm phát

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản