Doanh số thủy sản tươi và đông lạnh trong ngành bán lẻ Mỹ tiếp tục giảm trong tháng 5, chủ yếu do lạm phát giá các mặt hàng thủy sản nói riêng và hàng hóa nói chung. Tuy nhiên, doanh số thủy sản chế biến tiếp tục tăng, theo dữ liệu mới công bố từ IRI and 210 Analytics.
Doanh thu thủy sản tươi giảm 13,2% xuống còn 618 triệu USD, trong khi doanh số giảm tới 22% so với tháng 5/2021. Doanh thu thủy sản đông lạnh giảm 5,6% xuống còn 643 triệu USD trong tháng 5/2022, trong khi doanh số giảm 14,6%. Phân khúc thủy sản duy nhất ghi nhận doanh thu tăng là thủy sản chế biến, với mức tăng 7,8% lên 251,4 triệu USD. Doanh số thủy sản bảo quan tăng 1% trong cùng kỳ so sánh. Giá các loại cá trung bình tăng mạnh 20% trong tháng 5/2022 lên 9,65 USD/đơn vị. Giá thủy sản đông lạnh tăng 10,8% lên trung bình 10,41 USD/đơn vị. Trong khi đó, giá thủy sản bảo quan tăng 9,4% trong cùng so sánh lên trung bình 2,08 USD/đơn vị. Giá giáp xác tăng 1% lên trung bình 8,45 USD/đơn vị.
Bên cạnh lạm phát, thiếu hàng tồn kho và do đó dẫn tới thiếu một số phân khúc sản phẩm cũng đang góp phần làm giảm doanh số, theo lãnh đạo 210 Analytics Principal Anne-Marie Roerink. Số lượng trung bình các mặt hàng có mã sản phẩm riêng bán trên mỗi cửa hàng giảm 4,6% đối với các loại cá tươi và giảm 8,7% đối với các loại giáp xác tươi trong tháng 5. “Các đơn vị quản lý hàng hóa trên khắp các tổ chức bán lẻ đang phải xoay xở với tình trạng cạn kiệt tồn kho và giảm SKU giữa bối cảnh gián đoạn chuỗi cung ứng và các khó khăn về chuỗi cung ứng”, bà Roerink cho hay. “Điều này có nghĩa là nguồn cung nhỏ bé hơn phải nỗ lực nhiều hơn để đạt mức doanh thu tương đương”. Các loài thủy sản có suy giảm doanh số mạnh nhất trong phân khúc thủy sản tươi bao gồm cua (-35.4%), tôm hùm (-30.8%), tôm (-19.3%), thanh thủy sản (-14.8%), cá rô phi (-14.3%), và salad thủy sản (-12.8%).
Tại Mỹ, giá trung bình tăng trên khắp các cửa hàng thực phẩm. Lạm phát chung đã lên tới 8,6% trong 12 tháng tính tới hết tháng 5/2022, mức cao nhất kể từ tháng 12/1981, theo bảng tóm tắt Chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê Lao động Mỹ công bố, và giá thực phẩm đã tăng 10% trong năm vừa qua, với mức tăng cao nhất là lạm phát thực phẩm tiêu dùng tại nhà, với mức tăng 11,9%. Lạm phát thực phẩm tiêu thụ ngoài hộ gia đình tăng 7,4%.
Người tiêu dùng lo ngại lạm phát sẽ ngày càng nghiêm trọng, bà Roerink cho hay và hệ quả là hành vi tiêu dùng thực phẩm của họ thay đổi. Trong tháng 5/2022, 95% người tiêu dùng Mỹ cho biết lo ngại về tình hình tăng giá và 48% rất lo ngại, theo khảo sát người tiêu dùng tháng 5 của IRI. 92% người tiêu dùng Mỹ lo ngại giá xăng dầu tiếp tục tăng, trong số đó có 55% cực kỳ lo ngại, so với chỉ 23% số người được hỏi cho biêt tâm lý cực kỷ lo ngại về diễn biến COVID-19 trong tháng 5/2022.
30% hộ gia đình Mỹ đang gặp khó khăn trong việc xoay xở có đủ tiền trang trải cho lương thực thực phẩm thiết yếu mà họ cần và 77% số người mua sắm thực phẩm tại Mỹ đã thay đổi lựa chọn khi mua sắm trong tháng 5/2022, theo khảo sát này cho hay. Để ứng phó với tình hình tăng giá, 20% người tiêu dùng Mỹ bắt đầu tích trữ một số hàng hóa do lo ngại giá các hàng hóa này sẽ tăng trong tương lai. 16% người được khảo sát mua hàng khối lượng lớn do lo ngại các sản phẩm này có thể không sẵn có trong tương lai. Tình hình này càng làm trầm trọng thêm áp lực đối với tồn kho hiện nay, theo bà Roerink cho hay. Các biện pháp tiết kiệm chi tiêu khác bao gồm giảm chi tiêu hàng hóa không thiết yếu (36%), tìm phiếu giảm giá (28%), tăng mua từ các nhãn hàng riêng (24%), và giảm mua hàng hóa (23%). “Một chiến thuật khác là lên danh sách và chỉ mua theo danh sách này, theo 39% người mua sắm cho biết. Chiến thuật này có xu hướng tác động lên việc tiêu thụ các hàng hóa mua sắm theo cảm xúc”.
45% người tiêu dùng tìm kiếm các chương trình bán hàng đặc biệt, mặc dù 55% cho hay ngày càng ít sản phẩm họ mong muốn có mặt trong các chương trình khuyến mại, theo khảo sát người tiêu dùng tháng 5/2022 của IRI. Trong số những người được khảo sát, 42% cho biết họ cảm thấy các hàng hóa họ mua thường xuyên thì không được giảm giá nhiều, càng làm tăng thêm cảm giác về áp lực lạm phát”, bà Roerink cho biết. “Các chiến lượng sáng tạo khác như thời gian khuyến mại ngắn hơn nhưng danh mục khuyến mại đa dạng hơn có thể là chương trình nhiều người tiêu dùng cần hơn”. Khảo sát cũng cho thấy 19% người Mỹ mua ở các nhà bán lẻ tập trung về giá trị bao gồm dollar stores, ALDI, Lidl và các cửa hàng khác, trong thagns 5. “Các cửa hàng tiện lợi thường là một trong những lựa chọn cuối cùng mà người tiêu dùng hướng tới, là một dấu hiệu cho thấy mức độ quan tâm của người tiêu dùng và áp lực thực sự đối với thu nhập trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao”, bà Roerink nhận định.
Cuộc chiến tại Ukraine, các đợt phong tỏa mới để phòng chống COVID-19 tại Trung Quốc, lạm phát cao kỷ lục, thiếu lao động và các vấn đề trong chuỗi cung ứng có thể tiếp tục tác động lên thực phẩm và kinh doanh thực phẩm trong thời gian tới. Tuy nhiên, với 90% người tiêu dùng cho biết họ sẽ quay trở lại nấu nướng từ nguyên liệu thô, lên tới 74% so với chỉ 16% hồi năm ngoái, nên các nhà bán lẻ thủy sản có thể nhắm tới phân khúc này để tăng doanh thu. Và khảo sát cũng cho thấy 13% người tiêu dùng Mỹ có kế hoạch gặp gỡ gia đình và bạn bè trực tiếp thường xuyên hơn nên đây là một cơ hội thị trường khác cho những nhà bán lẻ thủy sản.
Theo Seafood Source
Bình luận