Protein động vật

Rabobank: Suy thoái kinh tế thế giới tác động lên nhu cầu thịt lợn và làm gia tăng biến động

0

Thương mại thịt lợn toàn cầu dự báo tăng nhẹ trong năm 2023 và việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế trở lại vừa mở ra nhiều cơ hội, vừa mang tới nhiều biến động, theo báo cáo mới nhất về thị trường thịt lợn của Rabobank. Nền kinh tế tăng trưởng chậm lại đang gây áp lực lên nhu cầu thịt lợn.

Bất chấp được coi là chịu tác động nhẹ hơn so với các loại protein đắt đỏ hơn, thịt lợn vẫn đối mặt với một số áp lực tiêu thụ do thu nhập hộ gia đình giảm, tiết kiệm tăng và khả năng suy yếu tiêu thụ trong một số kênh bán hàng, theo Rabobank. “Thương mại dự báo tăng nhẹ trong quý 1/2023, nhưng có thể gặp khó khăn trong duy trì tăng trưởng trong suốt năm, xét tới sản xuất chậm tại một số khu vực xuất khẩu lớn như EU và Mỹ”, theo chuyên gia ngành protein động vật Chenjun Pan tại Rabobank.

Ngược lại, Brazil có tăng trưởng xuất khẩu thịt lợn tích cực trong năm 2022 và dự báo sẽ tăng cả sản xuất và xuất khẩu thịt lợn trong năm 2023. Đồng thời, các nhà bân tích dự báo sản xuất nội địa tăng trưởng và phục hồi mạnh hơn tại Đông Nam Á và Trung Quốc, nghĩa là nhu cầu nhập khẩu của khu vực này sẽ yếu đi, đặc biệt trong nửa cuối năm 2023. Việc mở cửa trở lại thị trường thịt lợn lớn nhất thế giới – Trung Quốc – sẽ tác động lên cân đối cung – cầu thế giới. “Thời điểm và mức độ phục hồi nhu cầu còn chưa chắc chắn, và sẽ không diễn ra ổn định do các làn song COVID-19 vẫn diễn ra, bất ổn vĩ mô, các sự kiện bất thường và niềm tin kinh doanh yếu”, bà Pan cho hay.

Biến động thị trường TACN tiếp tục

Giá ngũ cốc làm TACN giảm từ mức cao kỷ lục trong quý 2/2022.  Giá ngũ cốc sẽ giảm trong năm 2023 so với năm 2022, theo các nhà phân tích. “Chi phí container giảm xuống mức trước đại dịch vào tháng 12/2022, trong khi cước vận chuyển lạnh bắt đầu giảm trong quý 4/2022”. Tuy nhiên, chi phí lao động sẽ có thể tiếp tục tăng, xét tới nhu cầu tăng lương và phúc lợi cũng như lạm phát neo ở mức cao trong nhiều thập kỷ.

Các chuyên gia thị trường protein động vật cho rằng chi phí sản xuất – nguyên nhân đẩy tăng giá lợn hơi trong năm 2022 – sẽ giảm nhẹ nhưng neo ở mức cao trong suốt năm 2023. Dịch bệnh tả lợn tiếp tục lây lan tại châu Á, châu Âu và các khu vực khác. Mặc dù tác động của dịch bệnh này nay đã giảm so với những năm trước nhưng vẫn là một yếu tố rủi ro lớn và có thể tiếp tục gây gián đoạn chuỗi cung ứng và thương mại, theo báo cáo của Rabobank.

Tại châu Mỹ và một số nước châu Âu, Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS viết tắt của: Porcine reproductive and respiratory syndrome) hay còn gọi là bệnh heo tai xanh là vấn đề của năm 2022. Trong khi bệnh này đã được giải quyết tại Mỹ, hiệu ứng kéo theo vẫn còn dai dẳng trên thị trường. Ngoài ra, dịch tiêu chảy cấp ở heo (Porcine Epidemic Diarrhea), viết tắt là PEDv vẫn là rủi ro tiềm tang cho hoạt động sản xuất năm 2023, các nhà phân tích cảnh báo.

Ngành chăn nuôi tăng cường an toàn sinh học

Duy trì an toàn sinh học sẽ tiếp tục là trọng tâm cho năm 2023, đồng thời mang tới cơ hội cho các nhà sản xuất lớn. “Trong quá trình đối phó với các dịch bệnh, an tòa sinh học đã cải thiện trên phạm vi toàn cầu.

Đây là một kết quả đáng kể của cấu trúc sản xuất, đặc biệt tại châu Á, nơi những người sản xuất nhỏ bị buộc phải liên tục rời bỏ ngành và để lại khoảng trống cho các công ty lớn nhảy vào. Đặc biệt tại Trung Quốc và Việt Nam là những thị trường ghi nhận tốc độ tập trung hóa thị trường đáng kể và xu hướng này sẽ còn tiếp tục”.

Theo Feed Navigator

Admin

Thiếu nguồn cung cà phê đủ dẫn đến giá cao

Bài trước

Nguồn cung chè của Anh đối mặt với sự gián đoạn do khủng hoảng Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc