Doanh thu bán lẻ thủy sản tươi và đông lạnh đạt gần 5,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2021 với doanh thu thủy sản tươi dẫn đầu về tăng trưởng lượng và giá trị, theo dữ liệu mới công bố cho thấy.
Doanh số thủy sản tươi tăng vọt 3,9% về giá trị và 2,9% về lượng, trong khi đó doanh thu thủy sản đông lạnh tăng 2% về giá trị nhưng giảm 2,4% về lượng trong 9 tháng đầu năm 2021, theo hãng nghiên cứu IRI and 210 Analytics. “Khi so với mức trước đại dcihj 2019, cả ba phân khúc sản phẩm (tươi, đông lạnh và chế biến) dễ dàng vượt lên”, theo trưởng hãng phân tích 210 Analytics Anne-Marie Roerink trả lời SeafoodSource. Doanh thu thủy sản đông lạnh tăng vọt hơn 40% so với năm 2019, trong khi doanh thu thủy sản tươi cũng tăng tới 33,7% so với năm 2019. “Trong khi một phần tác động là do lạm phát, lượng và giá đều cao hơn nhiều so với mức năm 2019”, theo bà Roerink cho hay hồi tháng 9. Trong thang s9, doanh thu tăng 7% so với năm 2020 và tăng 38,4% so với năm 2019. “Trong số các loại protein đông lạnh trên thị trường, thủy sản cho tới nay là phân khúc lớn nhất, với giá trị 533 triệu USD trong tháng 9/2021”.
Với doanh thu thủy sản tươi và đông lạnh tăng mạnh nhất, doanh thu các loại thủy sản chế biến (đóng hộp và đóng túi) giảm lần lượt 14% và 16% xuống còn 1,9 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2021, so với mức mua rất cao do đại dịch COVID-19 trong năm 2020. Trong tháng 9/2021, doanh thu thủy sản chế biến đi ngang so với cùng kỳ năm 2020 nhưng tăng 8% so với năm 2019. Doanh thu cá hồi đóng hộp tăng 2,6% trong tháng 9/2021 so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu cá ngừ giảm 1,17% trong cùng kỳ so sánh nhưng tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong quý 4/2021, có thể doanh thu thủy sản tươi, đông lạnh và đóng hộp sẽ bắt đầu xu hướng tăng trở lại, theo bà Roerink. “Nhu cầu trong quý 4/2020 tăng vọt, nhưng không trường hợp nào đạt đỉnh như từng chứng kiến trong quý 2, nghĩa là đà tăng trưởng nay đã dễ dàng hơn”.
Ngày càng nhiều thông tin tốt trong cả ngành bán lẻ và dịch vụ ăn uống do 25% người Mỹ cho hay họ đang ngày càng ăn nhiều thủy sản hơn so với 1 năm trước đây, theo khảo sát của Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế. Thêm nữa, 3/4 người tiêu dùng ăn thủy sản tại nhà hoặc bên ngoài ít nhất 1 lần/tháng, theo hãng nghiên cứu dịch vụ ăn uống Technomic. Chỉ 12% người tiêu dùng cho biết họ chưa bao giờ ăn thủy sản. theo báo cáo 2021 Center of the Plate: Seafood and Vegetarian Consumer Trend Report của Technomic, 36% người Mỹ đang ăn nhiều thủy sản hơn để thay thế thịt. 2/3 người Mỹ đang tìm kiếm thêm các công thức và các sản phẩm mới, theo báo cáo 2021 Fish and Shellfish của Mintel.
Và rõ ràng nếu những nỗ lực lâu dài của ngành thủy sản trong kinh doanh trên thị trường mỹ với trọng tâm vào chất lượng của cấp đông các sản phẩm nhanh hỏng và cuối cùng đã mang lại kết quả, thủy sản đông lạnh được cho là tốt hoặc thậm chí tốt hơn thủy sản tươi bởi phần lớn người tiêu dùng trẻm chủ yếu do những thay đổi về tính linh hoạt, chất lượng và sức khỏe của các sản phẩm thay thế đông lạnh, theo khảo sát mới của Deloitte. “Sự kết hợp của lạm phát trong thời gian gần đây và quan điểm cho rằng thủy sản đông lạnh rẻ hơn (theo 62% người tiêu dùng), đang là các yếu tố thu hút thêm người tiêu dùng tới các lựa chọn đông lạnh thay thế”, theo báo cáo của Deloitte. Tuy nhiên, vẫn có tới 90% người tiêu dùng cho biết ăn thực phẩm tươi khiến họ hạnh phúc hơn, so với chỉ 40% có quan điểm tương tự về thực phẩm đông lạnh.
Theo Seafood Source
Bình luận