0

Các vấn đề chuỗi cung ứng đang gây ra nhiều khó khăn cho bán lẻ thủy sản tại các hệ thống cửa hàng thực phẩm Mỹ.

Doanh số thủy sản tươi giảm 0,3% trong tháng 11/2021 so với cùng kỳ năm 2020, trong khi doanh số thủy sản bảo quản giảm 3,5%, theo dữ liệu mới công bố từ IRI and 210 Analytics. “Các cửa hàng thực phẩm đang gặp vấn đề cạn kiệt hàng và giảm SKU giữa bối cảnh gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng”, theo lãnh đạo 210 Analytics Anne-Marie Roerink trả lời Seafood Source.

Nguồn cung giáp xác đặc biệt bị tác động mạnh, với số lượng các mặt hàng giáp xác tại các nhà bán lẻ giảm 9,1%, dẫn tới doanh số giảm 8,5% trong tháng 11/2021 so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, doanh thu các loại cá tăng 4,3%. “Nguồn cung cá duy trì ổn định hơn, góp phần giúp tăng doanh số bán hàng”, theo bà Roerink cho hay.

Bà Roerink cho biết doanh số thủy sản đông lạnh tháng 11 tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2020 – một diễn biến tích cực vào thời điểm người tiêu dùng thường lựa chọn thủy sản tươi. “Thủy sản đông lạnh có mức tăng mạnh nhất khi so với năm 2019”, bà Roerink cho hay. Trong số các loại protein đông lạnh trên thị trường, thủy sản đạt doanh thu lớn nhất trong tháng 11/2021, đạt 492 triệu USD”.

Doanh thu thủy sản nói chung tăng mạnh so với năm ngoái, theo tổng hợp từ IRI and 210 Analytics. Tính tới ngày 28/11, doanh thu thủy sản tươi tăng 4,9% lên 6,5 tỷ USD, trong khi doanh thu thủy sản đông lạnh tăng 2,4% lên 6,7 tỷ USD, và doanh thu thủy sản bảo quản giảm mạnh 12,3% xuống còn 2,3 tỷ USD. “Từ đầu năm đến nay, tăng giảm doanh số thủy sản biến động mạnh”, bà Roerink cho hay. “Doanh thu trong vài tháng qua dao động quanh ngưỡng của năm 2020”.

Tuy nhiên, so với năm 2019, doanh thu thủy sản đông lạnh vẫn cao hơn thông thường tói 35 – 40%, theo 210 Analytics. Bà Roerink cho biết hiện vẫn chưa rõ tác động của lạm phát lên doanh thu thủy sản, nhưng người tiêu dùng đang rất lo ngại về chi phí thực phẩm tăng cao. Khảo sát người tiêu dùng của IRI cho thấy 90% người mua sắm ghi nhận giá các hàng hóa thực phẩm tăng ít (42%) nhiều (49%). Trong số những người ghi nhận có lưu tâm tới tình hình giá tăng, 92% cực kỳ (41%) hoặc phần nào (51%) lo lắng. “Điều này nghĩa là 83% người mua sắm nhận thức được và lo ngại về tình hình lạm phát”, bà Roerink nhấn mạnh. “Để ứng phó, 61% người tiêu dùng thay đổi lựa chọn mua sắm, đặc biệt là tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm như giảm mua các hàng hóa không thiết yếu và chuyển sang các thương hiệu của chính các nhà bán lẻ”.

Giá các loại thịt, gia cầm, cá và trứng tang 0,9% trong tháng 11, với mức tăng mạnh nhất là 2,2% ở phân khúc các sản phẩm thịt lợn, theo Chỉ số giá người tiêu dùng của Tổng cục Lao động Mỹ. Đây là mức tăg thấp hơn so với tháng 10, khi giá các loại thịt, gia cầm, thủy sản và trứng tăng vọt tới 11,9%. Nhìn chung, chỉ số giá tiêu dùng đối với thực phẩm tăng 0,7% trong tháng 11, sau khi tăng 0,9% trong cả tháng 9 và tháng 10. Chỉ số giá thực phẩm tiêu dùng tại nhà tăng 0,8% trong tháng 11, với tất cả 6 nhóm chỉ số giá thực phẩm lớn đồng loạt tăng, theo Tổng cục Lao động Mỹ báo cáo.

Bất chấp chi phí thực phẩm tăng vọt, doanh thu bán thực phẩm trực tuyến của Mỹ tiếp tục tăng 6% lên 8,6 tỷ USD trong tháng 11/2021. Khoảng 69 triệu hộ gia đình Mỹ đã mua thực phẩm trực tuyến, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020, theo khảo sát mới có tên Brick Meets Click/Mercatus Grocery Shopping Survey. Doanh số tăng chủ yếu do nhóm khách hàng mới lần đầu tiên trải nghiệm mua sắm trực tuyến, đặc biệt là tại các nhà bán lẻ trên thị trường phổ thông, theo Brick Meets Click. “Ngay cả khi doanh thu trực tuyến tăng, một số nhà bán lẻ vẫn ghi nhận doanh số giảm trong tháng 11 và đó là lý do tại sao việc cân nhắc hoạt động trên thị trường thực phẩm trực tuyến ở phạm vi rộng hơn là rất quan trọng để xác định các cơ hội cải thiện doanh thu”, theo ông David Bishop từ Brick Meets Click cho hay. “Ví dụ, không áp dụng chương trình đặt hàng trước rồi tới lấy hàng có thể gây áp lực lên tăng trưởng bán hàng. Không thu hút được các hộ gia đình trẻ có thể tác động tới triển vọng tăng trưởng và nếu trải nghiệm mua sắm không bằng các đối thủ cạnh tranh thì chắc chắn sẽ tác động tới hoạt động bán hàng”.

Theo Seafood Source 

Admin

Thiếu nguồn cung cà phê đủ dẫn đến giá cao

Bài trước

Nguồn cung chè của Anh đối mặt với sự gián đoạn do khủng hoảng Biển Đỏ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản