0

Ông Cui He là tổng thư ký Hiệp hội Marketing và Chế biến Thủy sản Trung Quốc (CAPPMA), tổ chức chịu trách nhiệm chính ề marketing và thương mại cho ngành thủy sản Trung Quốc. Ông Cui He vừa có bài phỏng vấn với Seafood Source về cách ngành thủy sản Trung Quốc đang thích ứng với đại dịch COVID-19 và cách nước này đang chuyển đổi từ một nhà sản xuất giá rẻ cho xuất khẩu sang thị trường cho các nhà chế biến nội địa.

Seafood Source: Thực trạng của nhập khẩu thủy sản tại Trung Quốc là gì và COVID-19 có làm gián đoạn nhập khẩu không?

Ông Cui He: Thời điểm này rất không bình thường khi hàng loạt vấn đề nảy sinh. Lượng nhập khẩu giảm đáng kể. Nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc trong năm 2020 giảm 15 – 17% và mức độ giảm nhập khẩu năm 2021 sẽ tương đương năm 2020. Diễn biến dịch COVID-19 tại một số nước xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc vẫn phức tạp và không được kiểm soát tốt tại một số nước xuất khẩu lớn. Kiểm soát dịch bệnh trong xuất khẩu tại Ấn Độ, Việt Nam và Ecuador chưa đủ nghiêm ngặt và Trung Quốc vẫn phát hiện virus trên bề mặt bao bì thủy sản từ những nước này. Sự cần thiết của giám sátcác lô hàng tại các cảng của Trung Quốc gây ra tình trạng chậm xử lý hàng tại cảng. Một số công ty có các lô hàng phát hiện chứa các dấu vết của virus trong một vài lần sẽ bị hạn chế xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong những giai đoạn nhất định.

Seafood Source: Liệu xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc có tiếp tục giảm?

Ông Cui He: Sẽ tiếp tục giảm. Đại dịch cho thấy thị trường nội địa đang tăng trưởng nhanh hơn thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, cước vận chuyển tăng quá mạnh. Các công ty xuất khẩu đang nhận ra họ có lợi nhuận tốt hơn trên thị trường nội địa. Năm 2019, 1 container tới bờ đông nước Mỹ có giá 2.000 USD, hiện đã lên tới 10.000 USD. Một vấn đề khác là tăng trưởng kinh tế toàn cầu không đồng đều. Ví dụ, nền kinh tế Ấn Độ đang tăng trưởng không còn tốt như trước, nghĩa là sức mua yếu đi, và một container thủy sản xuất khẩu tới Trung Quốc không thể chất đủ hàng để làm hành trình quay về.

Seafood SourcE: Giá thủy sản tại Trung Quốc tăng trong mùa hè năm 2021?

Ông Cui He: Giá các loại cá nước mặn quan trọng như cá bơn, cá mú và cá đù vàng vẫn duy trì ổn định. Nhưng giá các loại cá nước ngọt tiếp tục tăng. Người tiêu dùng ở các tỉnh không có biển của Trung Quốc ưa chuộng cá nước ngọt, trong khi người dân các tỉnh ven biển ưa chuộng cá nước mặn. Từ tháng 3, chúng tôi ghi nhận giá cá chép và giá cá da trơn tăng ở mức đáng ngạc nhiên. Nhưng bắt đầu từ tháng 8 – mùa sản xuất nuôi trồng thủy sản cao điểm tại Trung Quốc – thì giá bắt đầu giảm.

Seafood Source: Các công ty nuôi trồng thủy sản hoặc công ty thủy sản nội địa có gặp những khó khăn tưng tự như các nhà nhập khẩu hay hiện là cơ hội cho họ?

Ông Cui He: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu và tăng giá thủy sản của Trung Quốc tới năm 2019 khá nhanh. Quan sát tốc độ tăng trưởng của thị trường thủy sản nội địa Trung Quốc, các công ty thủy sản lớn tai Trung Quốc có 2 chiến lược. Một là xây dựng các kênh phủ sóng toàn quốc để kinh doanh trên thị trường nội địa. Chiến lược còn lại là đầu tư ra nước ngoài. Evergreen đã đầu tư vào Ai cập và Saudi Arabia. Các dự án Evergreen thông báo gần đây cho thấy sự tập trung vào thị trường nội địa. Evergreen trước đó vốn là công ty tập trung vào xuất khẩu nhưng gần đây đã giảm tỷ trọng doanh thu sang các thị trường xuất khẩu và đang chuyển dịch sang kinh doanh nội địa.

Seafood Source: Tăng cường thực thi các quy định về môi trường đang tác động ra sao lên sản xuất nuôi trồng thủy sản tại Trung Quốc?

Ông Cui He: Các chính sách môi trường của chính phủ Trung Quốc làm hạn chế mặt sản xuất của các công ty mà các tiêu chuẩn sản xuất của họ chưa thân thiện môi trường. Trung Quốc hiện đang có cách tiếp cận là nếu chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu trong nước thì không nhất thiết phải liên tục tăng sản lượng mà sẽ ưu tiên bảo vệ môi trường hơn. Từ khi chính phủ bắt đầu triển khai các chính sách môi trường từ năm 2017, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản không thân thiện môi trường đã phải rời ngành. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản tuân thủ chính sách sẽ tiếp tục hoạt động.

Nhìn vào vấn đề này từ một góc cạnh khác, chúng ta cần nhìn vào những nước khác, như các nước phát triển tại châu Âu, như Đan Mạch, Scotland và Pháp, nơi có những công ty nuôi trồng thủy sản tập trung vào các tiêu chuẩn và hệ thống. Sự khác biệt lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển như Trung Quốc là quy mô. Tại Trung Quốc, nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản là các cơ sở gia đình, không được tổ chức tốt và sử dụng trang thiết bị không thân thiện môi trường. Chúng tôi nên học tập châu Âu. Các cơ sở hộ gia đình sẽ không thể áp dụng các trang thiết bị hiện đại như các hệ thống nuôi trồng thủy sản tái tuần hoàn. Các doanh nghiệp lớn có thể duy trì các tiêu chuẩn cao trong sản xuất.

Seafood Source: Các dự án và ưu tiên mới của CAPPMA là gì?

Ông Cui He: Chúng tôi đang giữ liên hệ rất chặt chẽ với các thành viên. Chúng tôi đang hỗ trợ họ phát triển các chiến lược mới và các sản phẩm mới cho những đối tượng người tiêu dùng khác nhau. Chúng tôi hỗ trợ họ phát triển các sản phẩm phfu hợp với các nhóm cộng đồng khác nhau. Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ họ phát triển các chiến lược marketing trực tiếp và trực tuyến. Các sản phẩm bán trực tiếp và trực tuyến khác nhau và chúng tôi cùng nghiên cứu các chiến lược này. Chúng tôi cũng hợp tác với các công ty chế biến thành viên bằng cách hỗ trợ họ nghiên cứu các sản phẩm khác để họ có thể khai thác các nhóm khách hàng khác nhau.

Ngoài thị trường nội địa, chúng tôi cũng theo dõi sát sao các thị trường quốc tế. Chúng tôi tổ chức các sự kiến xúc tiến tại các thành phố nằm sâu trong đất liền để giới thiệu các sản phẩm mới của các thành viên hiệp hội. Các triển lãm quốc tế như Seafood Expo North America tại Boston hay Seafood Expo Global tại Brussels từ lâu đã không còn nhưng chúng tôi liên tục kết nối trực tuyến với các đối tác nước ngoài. Chúng tôi cũng hỗ trợ các thành viên marketing cho các loại thủy sản đang rất được ưa chuộng trên thị trường nội địa như cá đù vàng và tôm sông. Các kênh marketing tiếp tục thay đổi và phát triển.

Theo Seafood Source

Admin

Xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2024 của Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD; VASEP đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD vào năm 2024

Bài trước

Khủng hoảng Biển Đỏ gây chậm trễ nghiêm trọng hoạt động giao thương, cước vận chuyển tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản