Thịt

Cơ hội cho phát triển bền vững ngành chăn nuôi

0

Bất chấp nhiều khó khăn gây ra bởi đại dịch COVID-19, dịch bệnh trong sản xuất, những thay đổi cực đoan về thời tiết và khí hậu, sản xuất chăn nuôi của Việt Nam vẫn đạt những kết quả đáng kể trong năm 2020. Những thực hành chăn nuôi tốt được ứng dụng đang mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển bền vững của ngành trong thời gian tới.

Theo Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NNPTNT, giá trị sản xuất chăn nuôi ước tăng khoảng 5% trong năm 2020. Tổng quy mô chăn nuôi lợn đạt 26,17 triệu con; tổng quy mô đàn bò sữa đạt 5,87 triệu con (tăng 4,2%) và tổng quy mô chăn nuôi gia cầm là khoảng 496 triệu con (tăng 6,2%). Sản lượng thịt lợn hơi, thịt gia cầm hơi và trứng đạt lần lượt khoảng 3,46 triệu tấn (tăng 3,9%), 1,42 triệu tấn (tăng khoảng 9,2% và 14,5 triệu tấn (tăng 9,5%).

Đặc biệt, giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi (bao gồm thịt lợn, thịt gia cầm, trứng, mật ong và sữa) ước đạt khoảng 300 triệu USD. Cụ thể, xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản khá ổn định. Trong tháng 12/2020, CTCP Chăn nuôi CP Việt Nam đã xuất khẩu lô hàng các sản phẩm thịt gà chế biến đầu tiên sang Hong Kong (Trung Quốc). Ngoài ra, một số doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu nhiều lô hàng trứng gà và trứng muối sang Hàn Quốc, Singapore, Úc, Campuchia và Lào; trứng gà sang Myanmar; lợn sữa và lợn sữa đông lạnh sang Hong Kong và Malaysia; và mật ong sang Mỹ và EU.

Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết sản xuất chăn nuôi năm 2020 về cơ bản đạt các mục tiêu đã đề ra, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đáp ứng cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sản xuất chăn nuôi ghi nhận các bước phát triển lớn trong cả sản lượng và chất lượng, trở thành một ngành sản xuất hàng hóa quan trọng và tạo ra thu nhập cho nhiều nông dân.

Các thành tựu trên là kết quả hợp tác giữa nhiều tổ chức và doanh nghiệp trong phát triển một chuỗi khép kín sản xuất có hiệu quả với an toàn sinh học và an toàn thực phẩm trong giết mổ vật nuôi cũng như nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả và thực hành tốt. Chuỗi thực phẩm A-Z của HTX Chăn nuôi Hoàng Long tại xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội là một ví dụ, với tổng cộng 500 lợn nái và 5.000 lợn thương phẩm. Từ năm 2016, HTX này đã đầu tư vào một mô hình chuỗi khép kín từ con giống, TACN, giế mổ tới chế biến với công suất 150 vật nuôi/ngày, cung cấp 13 sản phẩm chế biến A-Z như xúc xích, thịt nguội, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Nhiều nhà bình luận cho rằng ngành chăn nuôi đã góp phần quan trọng vào an sinh xã hội và việc triển khai các mục tiêu quốc gia về công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Ngành cũng tái cấu trúc sản xuất khá hiệu quả, theo hướng liên kết các chuỗi giá trị và hàng hóa, bao gồm các doanh nghiệp – các trang trại và doanh nghiệp chế biến, chăn nuôi – HTX – hộ nông dân cá thể. Theo đó, phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng các tiêu chuẩn an toàn sinh học và hữu cơ sẽ được ưu tiên, tập trung vào các giai đoạn giết mổ, chế biến và tiêu dùng.

Ngoài các thành tựu này, ngành chăn nuôi vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu như tăng trưởng không bền vững, đặc biệt là về kiểm soát dịch bênh, an toàn thực phẩm, môi trường và kinh doanh. Ngành cũng đối mặt nhiều thách thức trong bối cảnh hội nhập sâu kinh tế quốc tế. Đặc biệt sau khi ký các thỏa thuận thương mại tự do, các sản phẩm chăn nuôi nội địa phải cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm cùng loại từ các nước khác, có chất lượng và kinh nghiệm nhiều hơn Việt Nam. Mặt khác, các chuyên gia và các cơ quan liên quan vẫn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của các yếu tố thị trường tới sự phát triển của ngành thịt lợn và các vấn đề liên quan đến đất đai để nuôi trâu bò. Các nhà sản xuất chăn nuôi vẫn thiếu vốn đầu tư vào phát triển trang trại.

Ngày 6/10/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phát triển Chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045, theo quyết định số 1520/QĐ-TTg. Nội dung và mục tiêu của chiến lược này đồng nhất với các điều khoản của Luật Chăn nuôi và các văn bản pháp lý liên quan, đáp ứng các yêu cầu về phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại. Theo đó, tái cấu trúc ngành sẽ được thúc đẩy và các biện pháp đẩy nhanh tái đàn và chuyển dịch cấu trúc chăn nuôi sẽ được xúc tiến nhằm tăng tỷ trọng của chăn nuôi gia cầm và gia súc lớn.

Chiến lược này cũng nhấn mạnh việc tái tổ chức thị trường tiêu dùng nội địa đối với các sản phẩm chăn nuôi để giảm trung gian trong quá trình lưu thông cũng như mở rộng các sàn giao dịch các sản phẩm chăn nuôi, khuyến khích chế biến sâu để đa dạng các dòng sản phẩm. Các cơ quan liên qun sẽ tpj trung chú ý và chăn nuôi quy mô lớn và duy trì chăn nuôi hộ gia đình theo hình thức hữu cơ và các tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình liên kết và sản xuất khép kín tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị sẽ được khuyến khích để giảm chi phí và cải thiện hiệu quả, gia tăng giá trị.

Ngành chăn nuôi sẽ tiếp tục phát triển các giống vật nuôi chất lượng cao cho sản xuất, với ưu tiên các giống phù hợp với mỗi vùng sinh thái khu vực. SẢn xuất TACN công nghiệp sẽ được tăng tốc để đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Các cơ quan liên quan nên thúc đẩy quản lý và cải thiện hiệu quả TACN nhằm giảm chi phí sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Ngoài ra cũng cần tập huấn các phương pháp sử dụng TACN an toàn và hiệu quả ở các hộ chăn nuôi. Ứng dụng công nghệ cao rất cần thiế trong lĩnh vực giống vật nuôi, ưu tiên các giống bản địa, TACN, các điều kiện nuôi, máy móc trang thiết bị và vệ sinh thú y. Các biện pháp đồng bộ được kỳ vọng sẽ đưa ngành chăn nuôi vào ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và giá trị kinh tế cao.

Năm 2021, ngành chăn nuôi nỗ lực đạt giá trị sản xuất tăng khoảng 5,5 – 6%. Sản lượng thịt các loại kỳ vọng đạt hơn 5,7 triệu tấn, bao gồm 3,67 triệu tấn thịt lợn (tăng 6,1%), 1,5 triệu tấn thịt gia cầm (tăng 5,8%), và 547.300 tấn thịt gia súc ăn cỏ (tăng 7,9%). Sản lượng trứng kỳ vọng đạt 15,6 tỷ quả (tăng 7,5%), và sản lượng sữa tăng 11,5% lên khoảng 1,2 triệu tấn.

Theo VNS

Admin

IFC cân nhắc đầu tư vào tập đoàn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi Mavin của Việt Nam

Bài trước

Tập đoàn TH đầu tư mở rộng quy mô đàn bò sữa lên 400.000 con

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt