0

Bất chấp gián đoạn thương mại do đại dịch COVID-19, nhiều loại trái cây Việt Nam vẫn tiếp tục được đón nhận tại một số thị trường quốc tế.

Gần đây, vào giữa tháng 10/2020, Chile thông báo chấp thuận nhập khẩu bưởi tươi từ Việt Nam. Trước đó, vào cuối tháng 6, lần đầu tiên hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang xuất khẩu gần 5 tấn vải sang Nhật Bản bằng đường hàng không, đánh dấu thời điểm mở ra cơ hội cho quả vải Việt Nam tiếp cận các thị trường lớn và béo bở, cũng như đáp ứng kỳ vọng của nông dân tại vùng trồng vải nổi tiếng tại Thanh Hà và Lục Ngạn.

Không chờ đợi đối tác tới và tìm hiểu, nhiều địa phương đang có kế hoạch bài bản về chào bán trái cây. Gần đây, cam Cao Phong tại tỉnh Hòa Bình, cùng với 4 giống cam chính, bao gồm cam sinensis, myrtifolia, và Valencia, đã được đánh giá và xếp hạng 3 sao trong ÔCP. Tỉnh quyết định sẽ nỗ lực đưa cam Cao Phong lên hạng 4 sao và 5 sao để tạo điều kiện thuận lợi cho quảng bá xuất khẩu. Vào cuối tháng 11 vừa qua, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội chợ dành cho các loại trái cây: cam, bưởi và các nông sản chính của huyện Lục Ngạn. Trọng tâm của hội chợ là kết nối với CTCP Stars Logistics để mở ra một sàn giao dịch điện tử nhằm đưa cam, bưởi và nông sản chủ lực của huyện Lục Ngạn tới các đối tác trong nước và nước ngoài.

Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT, các tỉnh ĐBSCL hiện có hơn 362.000ha trồng cây ăn quả, chiếm hơn 34% tổng diện tích trồng trái cây trên cả nước. Tỉnh Tiền Giang có diện tích cây ăn quả lớn nhất toàn vùng, với 78.000ha, theo sau là tỉnh Vĩnh Long với 47.000ha, tỉnh Hậu Giang với hơn 36.000ha, và tỉnh Đồng Tháp với hơn 31.000ha. Các tỉnh còn lại có diện tích cây ăn quả dao động từ 6.000 – 28.000ha.

Các loại cây ăn trái tại ĐBSCL bao gồm xoài, chuối, thanh long, cam, quýt, bưởi, nhãn, sầu riêng, mít, chôm chôm, na, măng cụt, ổi, mận, hồng xiêm, mãng cầu xiêm và dứa. Nhiều loại trái cây có diện tích trồng lên tới hơn 10.000ha, như các loại trái cây có múi, xoài, nhãn, sầu riêng, chuối, thanh long, dứa, mít, và chôm chôm. Hàng năm, riêng các tỉnh ĐBSCL đã cung cấp ra thị trường 4 triệu tấn trái cây cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Tuy nhiên, dù là xúc tiến thương mại với các đối tác nươc sngoài hay để được các cơ quan chức trách nước ngoài phê chuẩn nhập khẩu, trái cây Việt Nam vẫn phải vượt qua nhiều rào cản kỹ thuật nếu muốn xuất khẩu một cách bền vững. Như đối với quả vải, trong năm 2014, Cục BVTV thuộc Bộ NNPTNT đã bắt đầu đàm phán với Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản để xúc tiến và mở cửa thị trường này cho quả vải Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. Một số các đợt kiểm tra nghiêm ngặt đã được tiến hành nhằm đảm bảo việc diệt trừ triệt để các vi hữu cơ tồn tại trong trái vải.

Văn phòng Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản cũng đã sắp xếp để đưa các đối tác từ Nhật Bản tới tỉnh Bắc Giang để tìm hiểu về công nghệ bảo quản nhãn tươi và vải Lục Ngạn trong 3 lần, vào năm 2018 – 2019. Ngày 15/12/12019, sau hơn 5 năm đàm phán giữa hai bên, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đã chính thức thông báo mở cửa cho vải Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản với 3 điều kiện, bao gồm được trồng tại các vườn đã được thanh tra, giám sát và cấp mã vùng trồng bởi Cục BVTV, đáp ứng các quy định của Nhật Bản về an toàn thực phẩm và vệ sinh kiểm dịch. Các lô vải xuất khẩu phải được đóng gói và khử trùng bằng methyl bromide tại các cơ sở được Cục BVTV và Bộ Nông Lâm nghư nghiệp Nhật Bản công nhận, với liều lượng tối thiểu 32gr/m3 trong 2h dưới sự giám sát của các nhà chức trách kiểm dịch thực vật Việt Nam và Nhật Bản. Các lô vải phải được đính kèm chứng nhận vệ sinh kiểm dịch do Cục BVTV ban hành.

Nhận ra tầm quan trọng của các rào cản kỹ thuật với mỗi nước, các doanh nghiệp và nông dân Việt Nam đã bắt đầu tham gia ngày càng tích cực vào việc xuất khẩu có phương pháp và chiến lược. Ví dụ, mặc dù cam Cao Phong đã có chỉ dẫn địa lý từ năm 2017, HTX Nông nghiệp Cam Cao Phong 3T tiếp tục tiêu chuẩn hóa sản xuất và quy trình chăm sóc tuân theo GlobalGAP. Gần 30ha trồng cam đang tiến hành tốt sử dụng các nguyên liệu nông nghiệp hữu cơ làm phân bón. Khi thu hoạch, cam được lựa chọn cẩn thận, chỉ khoảng 8 – 10% sản lượng thu hoạch đáp ứng các tiêu chuẩn về màu sắc, kích cỡ và chất lượng. Sau khi phân loại, cam sẽ được chuyển tới bộ phận làm sạch, khử trùng bằng tia hồng ngoại và đóng dấu truy xuất nguồn gốc lên mỗi quả trước khi đóng gói và các hộp quà tặng thiết kế đẹp mắt. Các nỗ lực này nhằm đạt đến mức độ thấp nhất của các rào cản kỹ thuật khi được chấp nhận tại một thị trường nhất định, cam Cao Phong sẽ dễ dàng hoàn thành toàn bộ các yêu cầu cụ thể của thị trường đó.

Tương tự, đối với xuất khẩu bưởi sang Chile, chuối sang Nhật Bản, hoặc thanh long, chanh dây sang thị trường EU, các tiêu chuẩn thấp nhất là được cấp mã vùng trồng theo các tiêu chuẩn GlobalGAP, mỗi lô trái cây phải được chiếu xạ và có đính kèm chứng nhận xuất khẩu. Tiếp đó là đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực động vật, phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể của từng thị trường. Với các điều kiện cần và đủ, trái cây Việt Nam sẽ tự tin xuất khẩu ra các thị trường quốc tế.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả